Xúc tiến thương mại mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu.

30/11/2022 8:50 (GMT+7)
Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, xu hướng tiêu thụ cũng như những quy định, chính sách nhập khẩu nông sản sang Châu Âu. Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “Xúc tiến thương mại mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu.

Thông qua đó, giúp doanh nghiệp có thêm những “chìa khóa vàng” mở thêm các cánh cửa xuất khẩu vào thị trường tiềm năng nhưng khó tính này. 

Sự kiện thu hút sự tham gia của trên 100 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực đang có nhu cầu tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đối tác tại Châu Âu.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) cho biết, Châu Âu là thị trường xuất khẩu nông sản lớn và hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang khu vực Châu Âu đã có nhiều khởi sắc, với một số nhóm mặt hàng như gạo, rau củ quả… ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng và bứt phá.

Kết quả này có được một phần là nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020 và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực từ 1/5/2021. Các FTA này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nông sản Việt Nam sang Châu Âu, đặc biệt là các nhóm nông sản có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, điều, rau quả, thủy sản…

Ảnh minh họa

Châu Âu được biết đến là một trong những thị trường khó tính bậc nhất. Do đó, để khai thác có hiệu quả EVFTA, thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường này, bên cạnh việc nắm rõ quy tắc, quy định, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu đặc điểm và xu hướng tiêu dùng của người Châu Âu, đặc biệt là xu hướng tiêu thụ thực phẩm xanh.

Lượng tiêu thụ nông sản trồng (tính theo 11 mã HS) quy ra kim ngạch nhập khẩu riêng thị trường EU gồm 27 quốc gia trên 2,6 tỷ USD, chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam đi thế giới (trên dưới 16 tỷ USD). Con số này còn khiêm tốn ở thị trường đầy tiềm năng này.

Tuy nhiên, sau 2 năm Việt Nam ký EVFTA, theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, có nhiều lý do khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được ưu đãi thuế quan trong EVFTA.

Trong đó, 33,3% doanh nghiệp cho biết hàng xuất khẩu của doanh nghiệp không đáp ứng được quy tắc xuất xứ, hơn 31% doanh nghiệp nói rằng thuế MFN đã tốt bằng hoặc hơn EVFTA. Gần 19,5% doanh nghiệp nói đối tác EU không cung cấp chứng từ công nhận xuất xứ cho hàng nhập khẩu, gần 18% doanh nghiệp thông tin đã hưởng ưu đãi theo GSP. Trong khi đó, hơn 15% doanh nghiệp nói không biết có ưu đãi EVFTA, gần 12% cho biết không đáp ứng các điều kiện khác để hưởng ưu đãi dù có chứng nhận xuất xứ.

Theo đó, các doanh nghiệp khi hợp tác với Châu Âu cần lưu ý đến chính sách Green Deal trong nông nghiệp và chính sách từ nông trại đến bàn ăn (Farm to Fork). Năm 2019, Ủy ban Châu Âu đã khởi động Thỏa thuận xanh Châu Âu (EGD). Đây là một gói các hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên trong khi vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là các sản phẩm được bán tại thị trường EU sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững cao hơn.

Ngọc Ánh (t/h)

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hoạt động Hiệp Hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.