"Ồ ạt" nguồn tiền chảy vào ngân hàng, bất chấp lãi suất giảm

27/11/2023 20:50 (GMT+7)
Tính riêng tháng 9/2023, người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng hơn 15.900 tỷ đồng, mức tăng tiền gửi cá nhân trong tháng này chỉ thấp hơn thời điểm trước dịch và cao hơn so với cùng kỳ 3 năm trước. Nhìn chung, tính từ đầu năm đến nay, bất chấp lãi suất tiết kiệm giảm, tiền gửi tiết kiệm của người dân vào ngân hàng vẫn tăng cao.

Ảnh minh hoạ

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 8/2023, số dư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,43 triệu tỷ đồng, tăng gần 9% so với cuối năm 2022, tương đương số tăng tuyệt đối là 567.600 tỷ đồng.

Riêng tháng 9/2023, người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng hơn 15.900 tỷ đồng, theo đó các ngân hàng thu hút được 6,45 triệu tỷ đồng. Mức tăng tiền gửi cá nhân trong tháng 9/2023 chỉ thấp hơn thời điểm trước dịch và cao hơn so với cùng kỳ 3 năm trước. So với đầu năm 2023, tiền gửi của cá nhân tăng 9,95%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2018.

Nhìn chung, trong tháng 9/2023, dòng tiền nhàn rỗi từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế đổ vào ngân hàng tăng mạnh. Tính riêng tháng 9/2023, các tổ chức kinh tế đã gửi vào ngân hàng 217.000 tỷ đồng, lên 6,23 triệu tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 4,65% so với hồi đầu năm. Như vậy, tiền gửi vào ngân hàng của khối tổ chức trong tháng 9/2023 còn cao hơn so với dân cư.

Đến hết quý III năm 2023, tiền gửi của dân cư và khối tổ chức chảy vào hệ thống ngân hàng đạt 12,68 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,3% so với đầu năm.

Lý giải nguyên nhân dòng tiền 'nhàn rỗi' đổ vào ngân hàng trong thời điểm này tăng cao bởi đây là dịp cuối năm, dòng tiền thường chảy ra khỏi ngân hàng vì doanh nghiệp, người dân rút tiền để chuẩn bị sản xuất kinh doanh cho mùa cao điểm, cũng như mua sắm chi tiêu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn hấp thụ yếu, không chỉ tín dụng dư thừa trong ngân hàng vẫn chưa để đẩy ra thị trường, mà còn nhận một lượng tiền lớn nhàn rỗi, trong đó có cả khu vực tổ chức kinh tế.

Mặt khác, xuất phát từ nguyên nhân do phần lớn là các kênh đầu tư khác như trái phiếu, bất động sản gần như đóng băng, trong khi thị trường chứng khoán cũng không còn hấp dẫn như giai đoạn 2021-2022.

Thời điểm hiện tại, lãi suất huy động kỳ hạn 6 – 12 tháng đều đã được các ngân hàng đưa về mức dưới 6%/năm. Thậm chí có ngân hàng còn đưa lãi suất các kỳ hạn này về dưới 5%/năm.

Kể từ đầu năm đến nay lãi suất huy động bình quân đã giảm khoảng 2%. Thậm chí lãi suất tiền gửi tại nhóm ngân hàng thương mại nhà nước kỳ hạn 12 tháng trở lên hiện chỉ còn từ 5 – 5,5%/năm. Đồng thời, tính từ đầu năm đến nay Ngân hàng nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm.

Chính Thuần - Quỳnh Anh

Có thể bạn quan tâm: lãi suất giảm tiền gửi ngân hàng
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Đầu tư
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.