Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam - Bước tiến nhảy vọt của ngành vũ trụ

30/03/2022 10:50 (GMT+7)
Việc phóng thành công vệ tinh NanoDragon - đánh dấu Việt Nam có tên trong danh sách các quốc gia có khả năng tự chế tạo vệ tinh và chứng tỏ Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm chủ và phát triển ngành vũ trụ của riêng mình.

Chỉ hơn 1 giờ sau khi được phóng lên từ Trung tâm vũ trụ Uchinoura ở tỉnh Kagoshima của Nhật Bản (lúc 7h55 giờ Hà Nội, ngày 9/11), vệ tinh NanoDragon "Made in Vietnam" đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon-5 (lúc 9h07 sáng giờ Hà Nội), đi vào quỹ đạo Trái đất, bắt đầu hoạt động trong không gian. NanoDragon là vệ tinh thứ 6 do Việt Nam sở hữu hoạt động trên quỹ đạo, gồm 2 vệ tinh viễn thông, 1 vệ tinh quan sát Trái đất và 3 vệ tinh nghiên cứu.

Vệ tinh NanoDragon "Made in Vietnam" đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon-5. (Ảnh:TTXVN)

Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để xác minh chất lượng của vị trí vệ tinh và hệ thống điều khiển, và một máy tính tiên tiến mới được phát triển đặc biệt cho các vệ tinh nhỏ. Vệ tinh NanoDragon hoạt động trên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.

Quá trình thiết kế, chế tạo và thử nghiệm vệ tinh NanoDragon được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam, do các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Quốc gia Việt Nam (VNSC) thực hiện.

Việc phóng thành công vệ tinh NanoDragon là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong ngành vũ trụ còn non trẻ của Việt Nam. Với việc đưa vệ tinh 100% "Made in Vietnam" lên quỹ đạo, Việt Nam đã lọt vào danh sách các quốc gia có khả năng tự chế tạo vệ tinh.

Vệ tinh sẽ giúp Việt Nam quản lý dữ liệu hiệu quả, từ đó phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển và kinh tế nông nghiệp, cũng như giúp quản lý rừng, biến đổi khí hậu, xây dựng nền tảng khoa học cơ bản của đất nước.

Vệ tinh NanoDragon – Bước tiến mới trong lộ trình làm chủ công nghệ vệ tinh. (Ảnh: Internet)

Với nỗ lực đẩy nhanh việc thực hiện “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”, hướng tới làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh cỡ nhỏ. Tháng 9/2011, Chính phủ đã quyết định thành lập Trung tâm Vũ trụ Quốc gia Việt Nam (VNSC) trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Sau vệ tinh NanoDragon, vệ tinh LOTUSat-1 có trọng lượng 570kg do Nhật Bản chế tạo thông qua dự án VNSC và dự kiến đưa vào quỹ đạo vào cuối năm 2023 sẽ là vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam sử dụng công nghệ radar.

Thùy Trang (T/H)

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Công nghệ
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.