Tp.HCM: Ra quân kiểm tra, Cục QLTT phát hiện hơn 5.000 sản phẩm tân dược không rõ nguồn gốc

14/06/2022 10:15 (GMT+7)
Thuốc tân dược không có hóa đơn chứng từ, nhập nhằng về nguồn gốc trên vỏ hộp, hướng dẫn sử dụng… là những vi phạm mà Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện qua đợt kiểm tra 03 điểm kinh doanh mới đây.

Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh) đã ra quân làm việc với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Công an địa phương kiểm tra điểm chứa trữ hàng hóa tại đường Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10, do một người tên N.T.Nh làm chủ kinh doanh. 

 

Qua kiểm tra, 396 hộp thuốc tân dược với tổng giá trị lên đến hơn 89 triệu đồng đã bị phát hiện sai phạm. Cụ thể: Còn nguyên bao bì, không có tài liệu chất lượng kèm theo, không rõ tình trạng chất lượng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có tờ hướng dẫn bằng tiếng nước ngoài, xuất xứ Thổ Nhĩ Kỳ, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa...

 

Hình ảnh số sản phẩm tân dược không rõ nguồn gốc bị tạm giữ

 

Cùng ngày, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục chỉ ra những sai phạm tương tự tại 2 điểm kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Khánh Phượng có địa chỉ ở đường 100 Bình Thới, phường 14, quận 11 và chi nhánh Công ty này tại đường TA11, phường Thới An, quận 12 được quản lý bởi ông T.V.L là giám đốc, người đứng đầu chi nhánh.

 

Qua đó đã phát hiện 4.892 đơn vị sản phẩm thuốc tân dược và 13.750 đơn vị sản phẩm là vỏ hộp thuốc tân dược ngoại nhập các loại, chưa qua sử dụng, không hóa đơn chứng từ, không có số đăng ký lưu hành, không có giấy phép nhập khẩu, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, tổng trị giá hơn 300 triệu đồng.

 

Hiện Cục Quản lý thị trường Tp.HCM đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm nêu trên và phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố tiếp tục công tác điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.

 

Trên thực tế, vài năm gần đây các sản phẩm dược liệu không rõ nguồn gốc, đặc biệt là bị làm giả đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thời đại internet ngày nay, ở những nước giàu như Anh và Mỹ - nơi các loại thuốc thường xuyên được kiểm tra gắt gao - nhiều người cũng dùng phải thuốc giả dù không thiếu tiền vì mua hàng qua internet. 

 

Hoạt động sản xuất và mua bán thuốc giả đang ngày càng trở nên dễ dàng nhờ sự phổ biến của những loại máy móc như máy dập thuốc, đóng gói, các thiết bị chuyên dụng hay các thành phần hoạt chất… Internet và tiến trình toàn cầu hóa đã vô tình tiếp tay, tạo môi trường buôn bán dễ dàng, thậm chí tuồn hàng giả từ khâu sản xuất thuốc.

 

Lợi nhuận từ sản xuất và buôn bán thuốc giả được cho là lớn hơn cả buôn bán ma túy nên cũng dễ hiểu khi thuốc giả đang ngày càng phổ biến hơn. WHO cho biết khoảng 10 đến 30% dược phẩm được phân phối tại hầu hết các nước thế giới thứ 3 là giả. Hiện ngành công nghiệp này đang phát triển với tốc độ đáng báo động, đáng chú còn hơn các công ty dược phẩm hợp pháp vốn có doanh thu ước tính khoảng 217 tỷ USD/năm. 

 

Hồng Sơn

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hàng hóa và thương hiệu
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.