Hải Phòng: Tôn tạo và tu sửa ngôi đình Quỳnh Cư trước thềm năm mới xuân Nhâm Dần 2022

18/01/2022 8:45 (GMT+7)
(KD&BM) - Đình Quỳnh Cư Phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng là nơi thờ phụng hai anh em Bá Công và Trọng Công, đêu là tướng của nhị vua Hai Bà Trưng và Mẫu Thanh Hoa, đấng sinh thành của hai tướng. Tuy nhiên vào ngày 4/8/2021, một vụ hoả hoạn được xác định do chập điện đã thiêu rụi một phần gian hậu cung của đình Quỳnh Cư (Hồng Bàng, Hải Phòng)

Đình Quỳnh Cư trong quá trình tu sửa

Đình Quỳnh Cư là công trình văn hoá, tín ngưỡng của địa phương, xây dựng từ thời Lê - Mạc cuối thế kỷ 16. Trước đây Đình Quỳnh Cư được kiến trúc theo thức chéo đao tàu góc nền nhà có ván sàn.

Khuôn viên Đình rộng rãi, có nhiều cây đại thụ to lớn. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều cây lớn đã bị giặc Pháp chặt để dễ tầm kiểm soát. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (1966 1975), Đình được làm kho chứa hàng của công ty Tàu cuốc Hải Phòng.

Hiện nay sau khi được tu sửa và tôn tạo, diện mạo của Đình Quỳnh Cư vẫn giữ được nguyên vẹn kết cấu theo kiểu chữ nhị: nhà bái đường gồm 3 gian nhà chính, 2 gian nhà phụ, nhà hậu cung có 3 gian tiền đường và 2 gian hậu cung.

Qua những biến thiên của lịch sử và tác động của thời tiết, hiện tại Đình Quỳnh Cư còn lưu giữ, bảo tồn được khá nhiều các đồ thờ tự, các di vật cổ quý giá, có giá trị về niên đại, mỹ thuật.

Bộ kiệu bát cống bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, 2 mũ thờ dát đồng tạo tác từ thế kỷ 19. Bức đại tự đặt tại gian trung tâm nhà bái đường. 3 bia đá màu xanh, 1 bia được tạo dựng thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17, 1 bia được tạo dựng thế kỷ 18, 1 bia được tạo dựng thế kỷ 20.

2 pho tượng Thành Hoàng ngồi trên ngai, mặt vuông chữ điền, tai to và dày, mắt hơi nhìn xuống, hai tay đặt lên 2 gối, chân đia hia. Trên phẩm phục của 2 vị thần được tạo nổi các hình rồng.

Tương truyền tôn thờ 2 vị Thành Hoàng là Bá Công và Trọng Công, theo thần tích ghi lại, 2 anh em thường gọi là Lệnh Bá và Chính Trọng con bà Ả Nương. Lên 3 tuổi học hành thông thái, 13 tuổi biết võ nghệ, theo Hai Bà Trưng chiếm được thành Lĩnh Nam được phong ấp đến làng Quỳnh Bảo.

Về sau 2 vị qua đời cùng ngày 1/12 được dân làng lập nơi thờ tự (còn tập thần phả ghi bằng chữ Hán). Đình Quỳnh Cư còn phối thờ bà Ả Nương được nhân dân tôn gọi là Mẫu Quỳnh Hoa, người có công sinh thành 2 vị Thành Hoàng.

Với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, ngày 16/7/2002, Uỷ ban nhân dân thành phố có Quyết định số 91 về việc đăng ký di tích Đình Quỳnh Cư là Di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố.

Trước thềm năm mới xuân Nhâm Dần 2022, đình Quỳnh Cư đã được phục dựng và tôn tạo lại sau đám cháy, trả lại cho ngôi đình một diện mạo khang trang  và vẫn giữ nguyên được kết cấu nguyên vẹn của ngôi đình. Đây là niềm vui lớn cho chính quyền địa phương cũng như nhiều người dân trong khu vực bởi đây sẽ là địa điểm du xuân, thắp hương, vãn cảnh của bà con trong vùng cũng như những người con xa quê trở về nhà đón Tết.

Một vài hình ảnh của lễ khánh thành đình Quỳnh Cư sau khi được phục dựng và tu sửa.

 

 

 

Thảo Dung

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Văn hóa xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.