Hãy tôn trọng “quyền lực” đúng nghĩa của báo chí

20/06/2024 12:30 (GMT+7)
Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã trải qua 99 năm, gần một thế kỷ trôi đi theo dòng chảy lịch sử của đất nước, báo chí luôn giữ vững vai trò và chức năng của mình trong việc truyền tải thông tin đến quần chúng, cổ vũ và định hướng để quần chúng hành động... Báo chí "nói chung" là vậy, nhưng người làm báo hiện nay thì bộn bề trăn trở!

“Quyền lực" của báo chí cách mạng

Ở một số quốc gia thì báo chí được "xếp" vào loại "quyền lực thứ tư", nhưng chủ yếu là ở các nước phương Tây. Còn ở Việt Nam, chưa có một cơ sở dữ liệu nào xếp hàng "quyền lực" cho báo chí cách mạng. Vậy mà không biết từ khi nào, nhiều người cũng quen miệng gọi "báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư"? Bởi vậy mà có không ít người làm báo luôn mang một tư duy chủ quan rằng: Ta đang đứng ở vị trí quyền lực thứ tư!?

Mặt khác, trong hoạt động đời sống xã hội, hành vi sai trái, thiếu thượng tôn pháp luật... có thể là chủ quan hoặc khách quan, từng xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề. Trong khi báo chí có vai trò phản ánh thông tin. Vì lo sợ hành vi sai trái của cá nhân hay đơn vị mình phụ trách bị phản ánh trên công luận, nên phần nhiều người lãnh đạo khi bị phóng viên "hỏi thăm" thì đã lựa chọn phương án "bắt tay" với phóng viên. Thực trạng này diễn ra lặp đi lặp lại trong suốt thời gian dài, và đó như những cái "mỏ" cho một số người làm báo tùy tiện "khai thác". Đây chính là nguyên nhân khiến một số không ít người làm báo ngày càng bị sa đà, và họ bị ảo tưởng vào cái gọi là "quyền lực" của báo chí.

Vậy báo chí cách mạng Việt Nam có quyền lực không? Theo quan điểm cá nhân tôi thì báo chí cách mạng Việt Nam có một thứ quyền lực rất ghê gớm. Nhiều tác phẩm báo điều tra đã vạch mặt được những tiêu cực trong xã hội; chỉ tên được một số "quan tham" trong bộ máy công quyền... Hay một số bài phản ánh cũng bảo vệ được bao nhiêu người yếu thế trong xã hội... Nhưng chúng ta phải khẳng định một điều rằng, đó là "quyền lực" của báo chí, và người làm báo là những người tạo ra tác phẩm báo chí mang đầy quyền lực, thứ "quyền lực" ấy không phải thuộc về cá nhân người làm báo.  

Để báo chí luôn phát huy vai trò, chức năng của mình trong đời sống xã hội, hơn lúc nào hết, tất cả chúng ta cần phải tôn trọng "quyền lực" của báo chí, và phải đặt thứ "quyền lực" ấy vào đúng vị trí của nó. Mỗi người làm báo không thể tùy tiện sử dụng "quyền lực" của báo chí làm sức mạnh của cá nhân, biến "quyền lực" của báo chí thành công cụ của mình trong hoạt động báo chí vì động cơ không trong sáng.

Ảnh minh họa

Cần phát huy đúng vai trò của phóng viên!

Một thực trạng đang tồn tại là nhiều người làm báo bị ảo tưởng vào cái "quyền lực" của báo chí. Bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận một số vấn đề đang "làm khó" các nhà báo. Đó là do sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội, sự cạnh tranh không cân sức giữa báo chính thống và mạng xã hội, khiến một số tờ báo, tạp chí có nguy cơ bị mất bạn đọc.

Mặt khác, ở một số cơ quan báo chí chưa thật sự coi trọng phát triển nội dung, chưa thật sự lấy bạn đọc làm mục tiêu phát triển tờ báo. Thay vào đó, không ít cơ quan báo chí đang gây áp lực làm kinh tế báo chí cho phóng viên, trong khi lẽ ra phóng viên phải là lực lượng nòng cốt để phát triển nội dung.  

Từ thực tế đó mà dường như càng ngày chúng ta càng ít đi những tác phẩm báo chí mang màu sắc của báo chí cách mạng đúng nghĩa. Sự xuất hiện của những tác phẩm báo chí để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc ngày một thưa dần.

Khi người làm báo phải chịu sức ép về chuyên môn là chất lượng tin, bài... thì chắc chắn rằng, để tồn tại được trong một môi trường dẫu có áp lực đến đâu thì người làm báo không thể thiếu chuyên môn. Điều đó đặt ra một yêu cầu đối với mỗi phóng viên là phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Và phải là một môi trường như vậy thì cơ quan báo chí đó mới xứng đáng được bạn đọc nuôi sống bằng việc tiếp nhận thông tin.

Cũng bởi một số trường hợp cơ quan báo chí gây áp lực cho phóng viên về chỉ tiêu kinh tế báo chí, đã tạo kẽ hở cho một số người lợi dụng việc làm kinh tế báo chí để đi nhũng nhiễu... Và để hoàn thành được chỉ tiêu về kinh tế báo chí, rất nhiều phóng viên không còn cách nào khác là phải gác lại "vũ khí sắc bén", biến "quyền lực" của báo chí thành công cụ của người làm báo... Đó là biến “quyền lực” của báo chí thành “quyền lực” của người làm báo...

Nguyễn Khuê

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức, sự kiện
amity.com.vn
Quốc tế yoga
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.