Bộ Công thương: Lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định về khu chợ biên giới.

13/05/2024 9:55 (GMT+7)
Mới đây, Bộ Công Thương đã đăng tải nội dung Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BCT ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quy định về khu (điểm) chợ biên giới tại Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.

Cụ thể, Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2, Điều 2 như sau: “Chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới theo quy định tại Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới”.

Sửa đổi khoản 1 và khoản 2, bổ sung khoản 3 Điều 3 gồm Khu (điểm) chợ biên giới là một trong những loại hình chợ biên giới nằm trên địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc khu vực hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia trên đất liền, đồng thời có hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới.

Tại sửa đổi khoản 2 người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào các khu (điểm) chợ biên giới thông qua cửa khẩu và lối mở biên giới theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

Ngoài ra, bổ sung khoản 3, việc mở đường qua lại khu (điểm) chợ biên giới thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền và Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định về ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Ảnh minh hoạ - nguồn VGP)

Bên cạnh đó, Dự thảo Thông tư cũng đưa ra việc sửa đổi khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và bổ sung khoản 7 Điều 4 gồm: Sở Công Thương tỉnh biên giới chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh…UBND huyện/thị/xã/thành phố biên giới thuộc tỉnh tiến hành khảo sát địa điểm, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế của cư dân, thương nhân hai Bên và quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia.

Tại khoản 3, trên cơ sở biên bản hội đàm hoặc ý kiến bằng văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc, UBND tỉnh biên giới có văn bản gửi Bộ Công Thương về thiết lập khu (điểm) chợ biên giới nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu… Hồ sơ thiết lập khu (điểm) chợ biên giới (1 bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, gồm có báo cáo thuyết minh về việc thiết lập khu (điểm) chợ biên giới; sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể khu vực thiết lập khu (điểm) chợ biên giới (bản chính); báo cáo đánh giá tác động đến kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh (bản chính); bản sao Biên bản thỏa thuận, hội đàm.

Bộ Công thương đề xuất sửa đổi khoản 4 như sau: Sau khi nhận được đề nghị của UBND tỉnh biên giới kèm hồ sơ đầy đủ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc và khảo sát thực tế địa điểm được đề xuất mở khu (điểm) chợ biên giới nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu. Đồng thời, Bộ Công Thương gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan về việc thiết lập khu (điểm) chợ biên giới của địa phương.

Tại khoản 5, trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các bộ, ngành, Bộ Công Thương tổng hợp và có ý kiến bằng văn bản đối với đề nghị thiết lập khu (điểm) chợ biên giới nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu của địa phương. Đối với khoản 6, trường hợp Bộ Công Thương có ý kiến thống nhất bằng văn bản đối với đề nghị thiết lập khu (điểm) chợ biên giới của địa phương, UBND tỉnh biên giới báo cáo Chính phủ về việc thiết lập khu (điểm) chợ biên giới nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu...

Dự thảo cũng bổ sung khoản 7, đối với khu (điểm) chợ biên giới nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu không phải thực hiện trình tự thiết lập khu (điểm) chợ biên giới theo quy định tại Thông tư này. UBND tỉnh biên giới ra quyết định, công bố Danh mục khu (điểm) chợ biên giới trong Khu kinh tế cửa khẩu sau khi trao đổi, thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo đường qua lại chợ biên giới đã được mở theo đúng Thỏa thuận 2 bên.

Ngoài ra, Dự thảo Thông tư cũng đưa ra việc sửa đổi tên Điều 5 là “Khai báo kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới”. Tại khoản 1, Điều kiện của thương nhân và cư dân biên giới Việt Nam tham gia hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại khu (điểm) chợ biên giới thực hiện theo quy định tại Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động thương mại biên giới và những văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Sửa đổi khoản 2 là thương nhân và cư dân biên giới Trung Quốc tham gia kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới phải khai báo trực tiếp với cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ trước 15 ngày theo quy định. Xuất trình bản sao có chứng thực (hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu gồm giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh còn giá trị của cư dân biên giới hoặc đại diện theo pháp luật của thương nhân;  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với thương nhân do phía Trung Quốc cấp.

Về sửa đổi Phụ lục I và thay thế Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư, Bộ Công thương đề xuất sửa đổi Phụ lục I đổi tên thành: “Bảng khai báo của thương nhân/cư dân biên giới Trung Quốc tham gia kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới…” và sửa đổi, bổ sung nội dung chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư.

Mặt khác, thay thế Phụ lục II gồm tên Phụ lục II là bảng kê hàng hóa đưa vào kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới. Nội dung chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư.

Thông tư số 17/2017/TT-BCT ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quy định về khu (điểm) chợ biên giới tại Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2017.

Thông tư này hướng dẫn thực hiện cụ thể một số nội dung của Hiệp định, bao gồm trình tự, thủ tục thiết lập khu (điểm) chợ biên giới và trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh tại khu (điểm) chợ biên giới.

Đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm Thương nhân và cư dân biên giới của Việt Nam; Thương nhân và cư dân biên giới của Trung Quốc được tham gia xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa tại khu (điểm) chợ biên giới; Các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc và Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Đối với trình tự, thủ tục thiết lập khu (điểm) chợ biên giới, Thông tư quy định, Sở Công Thương tỉnh biên giới chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan của tỉnh bao gồm Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố biên giới thuộc tỉnh tiến hành khảo sát địa điểm, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo khảo sát, đánh giá nhu cầu thiết lập khu (điểm) chợ biên giới của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi chính quyền địa phương cấp tỉnh/khu của Trung Quốc đề nghị tiến hành hội đàm hoặc cho ý kiến về việc cùng thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới tương ứng ở lãnh thổ hai bên.

Hồng Như 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức, sự kiện
amity.com.vn
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.