Xe “gian” náo loạn thị trường - Kỳ 4: Hệ lụy từ những chiếc xe “gian”

28/04/2023 17:00 (GMT+7)
Xe “gian” có thể đang là giải pháp tài chính của một số người sử dụng, dù họ biết mua bán, sử dụng xe “gian” là vi phạm pháp luật. Nhưng việc tồn tại những chiếc xe “gian” đang để lại những hệ lụy cho xã hội, thậm chí là có nguy cơ để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục.

 

Gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước

Luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội phân tích: Tại khoản 2, 3 Điều 6 của Thông tư số: 15/2014/TT-BCA, ban hành ngày 04/4/2014 Bộ Công an nêu rõ trách nhiệm của chủ xe: Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

 Chính phủ ban hành Nghị định 20/2019/NĐ-CP, sửa đổi một số điều của Nghị định 140/2016/NĐ-CP, về lệ phí trước bạ, trong đó có quy định về mức nộp thuế trước bạ đối với phương tiện xe ô tô, xe gắn máy… khi làm thủ tục mua bán, sang tên xe. “Căn cứ những quy định nêu trên thì những chiếc xe “gian” đang tồn tại lưu hành đã gây thất thoát không nhỏ về sô tiền thuế cho Nhà nước. Không những thế, còn gây rất khó khăn cho cơ quan chức năng trong quản lý phương tiện lưu hành” - luật sư Nguyễn Thanh Hoàng bày tỏ.

Chiếc xe 51F-455.54 không được chủ xe thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng nhưng vẫn được phù phép một giấy biên nhân thế chấp Ngân hàng để đi đăng kiểm định kỳ

Một phương tiện xe cơ giới đường bộ được lưu hành đúng quy định phải được kiểm định định kỳ và nộp phí bảo trì đường bộ. Khi những chiếc xe “MBC” được khoác trên mình “bộ áo” giả thì họ đã mặc nhiên những chiếc xe này được “miễn” việc kiểm định định kỳ và nộp phí bảo trì đường bộ. Điều này không chỉ gây thất thoát cả một khoản phí bảo trì đường bộ, mà những chiếc xe khi không được kiểm định định kỳ sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi lưu hành tham gia giao thông.

Luật sư Nguyễn Đức Trang, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội phân tích ở khía cạnh khác: Một chiếc ô tô được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam phải chịu nhiều khoản thuế, phí theo quy định của pháp luật Việt Nam như: Thuế Tiêu thu đặc biệt; Thuế GTGT (VAT); và các khoản phí đi kèm trước khi lăn bánh. Đối với những chiếc xe nhập lậu, cả bằng đường nhập khối sắt vụ về khôi phục thành chiếc xe hoàn chỉnh, và nhập bằng chính sách tạm nhập tái xuất (được miễn thuế) rồi tổ chức lưu hành vĩnh viễn ở Việt Nam, đều đã gây  thất thoát cho Nhà nước các khoản thuế và phí đó.

“Như vậy, khi người buôn bán xe lậu được thu lợi từ những giao dịch bất hợp pháp, người sử dụng thì “lách luật” để giảm chi phí cho mình. Nhưng việc mua bán, sử dụng những chiếc xe “gian” đang gây thiệt hại lớn cho Nhà nước, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn gây khó khăn trong công tác quán lý, kiểm soát phương tiện” - luật sư Nguyễn Đức Trang nêu quan điểm.

 Mặc dù mới mua nhưng chủ xe đã "trốn" nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ 

Mới đây, chủ nhân chiếc xe ô tô Ford Fiesta mang biển kiểm soát 30E-261.38 nhận thông báo thông báo "phạt nguội", với các lỗi phi phạm trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Đáng nói là trong khi thời gian xảy ra vi phạm trên thông báo là khoảng thời gian mà chiếc xe không ra khỏi Hà Nội. Sau đó, hình ảnh chiếc xe vi phạm mang BKS:30E-261.38 trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không phải hiệu Ford, mà là chiếc xe hiệu Zotye Z8 do Trung Quốc sản xuất. Đây là một thực trạng phổ biến khi những chiếc xe “MBC” hoặc mang biển kiểm soát giả vi phạm giao thông trên đường, khiến chủ nhân của những chiếc xe thật gặp phải nhiều rắc rối. Thậm chí không ít chủ xe phải chịu nộp tiền oan vì không chứng minh được “nỗi oan” phạt nguội mà mình không vi phạm.

Một vụ tai nạn xảy ra khoảng lúc 19 giờ này 22/06/2018 tại trước số nhà 235 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, khi chiếc xe ô tô Toyota Land Cruiser mang BKS:29A-494.95 gây tai nạn cho xe ô tô Camry mang BKS:30F-197.62 đang lưu thông trên đường Nguyễn Trãi theo hướng Hà Đông - Ngã Tư Sở. Quá trình giải quyết vụ tai nạn, Công an Quận Thanh Xuân xác định xe ô tô BKS:29A-494.95 gây tai nạn giao thông tại số 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội là xe sử dụng biển số giả không đúng với biển số được cấp cho xe có số khung số máy của chiếc xe đó. Theo nhận định của dư luận thì chiếc xe Toyota Land Cruiser mang BKS:29A-494.95 gây tai nạn đó là một hiện tượng xe “MBC”.

Đó là một vụ tai nạn trực tiếp và chiếc xe mang BKS giả bị giữ lại sẽ không mấy khó khăn cho cơ quan chức năng xử lý. Một số trường hợp xấu xảy ra là nếu những chiếc xe mang BKS giả gây tai nạn rồi bỏ chạy, sẽ rất gây khó khăn cho cơ quan chức năng truy tìm thủ phạm để xử lý và khắc phục hậu quả. Trường hợp thứ nhất: Đối với những chiếc xe mang BKS giả không đúng với nhãn hiệu xe, sau khi gây tai nạn và bỏ chạy thành công thì người sử dụng chỉ việc thay BKS là có thể sẽ xóa được dấu vết, như vậy, việc khắc phục hậu quả dường như là không thể. Trường hợp thứ hai: Đối với những chiếc xe mang BKS giả là xe “MBC”, sau khi gây tai nạn và bỏ chạy thành công, người sử dụng thay BKS thì hậu qua khôn lường xả ra đối với chính chủ nhân của chiếc xe mang BKS thật. Nếu chủ nhân chiếc xe mang BKS thật không chứng minh được mình là “ngoại phạm” thì nhiều phiền phức sẽ dễ dàng ập đến…

 

Chiếc xe CRV đã hết thời hạn được vay thế chấp Ngân hàng, nhưng được sư "tiếp tay" của nhân viên đăng kiểm nên vẫn ngang nhiên sử dụng giấy biên nhận giả để đăng kiểm định kỳ

Nạn nhân của những chiếc “xe ngân”

Theo tìm hiểu của phóng viên, những chiếc “xe ngân” được mua đi bán lại hiện nay, ít có những chiếc xe được giao dịch trực tiếp giữa chủ xe với người sử dụng. Phần nhiều là những chiếc xe được chủ xe mua trả góp ngân hàng, nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả góp mà tiếp tục mang chiếc xe đó đến một số tiệm cầm đồ để cầm cố. Sau khi không có khả năng chuộc lại xe, thì chủ tiệm cầm đồ sẽ bán chiếc xe đó để thu hồi vốn. Bởi vậy mà trên một số thông tin đăng tải bán “xe ngân” trong các hội nhóm không quên lưu ý: “Chủ mả đầy đủ, an ninh đảm bảo”. Đó là thông tin người bán muốn khẳng định rằng, “xe ngân” không có tranh chấp với chủ xe để người mua có thể yên tâm giao dịch và sử dụng.

Tuy nhiên, những kẽ hở về pháp lý đang tạo cơ hội cho nhiều người “lách luật” giao dịch và sử dụng “xe ngân” như một loại xe hợp pháp, đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho các ngân hàng. Khi những hợp đồng tín dụng đã ký, tiền đã giải ngân, nhưng không có khả năng thu hồi nợ, hoặc một số trường hợp phía ngân hàng có thể thu hồi được xe nhưng không khắc phục được hậu quả, hoặc chỉ khắc phục được một phần rất nhỏ, vì giá trị chiếc xe thu hồi được đã bị mất đi rất nhiều. Vì thế mà hiện nay có nhiều ngân hàng đang trở thành “nạn nhân” của những chiếc “xe ngân” lách luật lưu hành…

Nguyễn Khuê

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.