Nguy hại tiềm ẩn khi "ham rẻ" mua những đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ

09/10/2023 17:09 (GMT+7)
Đồ chơi trẻ em với giá thành thấp có thể dễ dàng tìm mua được trên các sàn TMĐT, trên các nền tảng mạng xã hội và "tràn lan" trên vỉa hè, cổng trường học,...Với mẫu mã đa dạng, màu sắc sặc sỡ và giá thành rẻ, nhưng những loại đồ chơi rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ naỳ liệu có đảm bảo an toàn cho trẻ em khi sử dụng?

Đồ chơi trẻ em giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ - tiềm ẩn nguy hại cho trẻ nhỏ

Nhằm giảm chi phí cho sản xuất đồ chơi trẻ em, nhiều cơ sở sản xuất đã "bất chấp" sử dụng những loại nhựa kém chất lượng, kim loại pha chì, gây độc hại cho người sử dụng. Những loại đồ chơi không đảm bảo này có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi sử dụng, đặc biệt đối với những trẻ nhỏ có thói quen ngậm đồ chơi, khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ như ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, gây nên những bệnh về đường ruột, ho lao, viêm phổi,...

Ngoài ra, một số loại nhựa khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao có thể sản sinh ra chất độc, có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc gần, gián tiếp gây hại cho sức khoẻ của con người như tim mạch, tuần hoàn máu, thậm chí gây ảo giác, bệnh tâm thần, ung thư,..

Nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ nhỏ khi sử dụng đồ chơi, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành QCVN 3:2019/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em để quản lý về sản phẩm này. Quy chuẩn áp dụng với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

QCVN 3:2019/BKHCN quy định chất lỏng có thể tiếp xúc trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết. Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.

Đồ chơi trẻ em không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Hàm lượng các amin thơm (bao gồm cả dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em không được vượt quá mức quy định trong quy chuẩn này.

QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm về các hợp chất hữu cơ độc hại khác quy định tại các văn bản có liên quan. Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V. Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện.

Việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa. Đồ chơi trẻ em phải được công bố hợp quy phù hợp quy định của Quy chuẩn này trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Đồ chơi trẻ em trước khi lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy.

Phát hiện nhiều kho đồ chơi trẻ em nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Trong những năm gần đây, liên tiếp phát hiện nhiều kho đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vừa qua, ngày 7/9/2023, tỉnh Hòa Bình, Đội QLTT số 2 phối hợp với tổ công tác Đội 113 Phòng PC06 Công an tỉnh Hòa Bình tiến hành kiểm tra xe ô tô Biển kiểm soát: 88C - 091.90. Qua kiểm tra đã phát hiện có 14 thùng đồ chơi trẻ em các loại và 80 chiếc ô che do nước ngoài sản xuất, không rõ xuất xứ nguồn gốc.

Ngày 11/9/2023, Đội QLTT số 5, Cục QLTT TP.HCM phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra điểm kinh doanh đồ chơi trẻ em trên đường Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, TP.HCM. Qua kiểm tra phát hiện gần 1500 cái lồng đèn trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không đảm bảo an toàn sử dụng với tổng trị giá theo giá niêm yết là 51.600.000.

Cũng trong tháng 9, cụ thể vào ngày 14/9/2023, Phòng Cảnh sát Kinh tế  phối hợp với Cục Quản lý thị trường Nam Định đã kiểm tra, phát hiện kho hàng với hàng chục nghìn sản phẩm đồ chơi trẻ em gồm đủ các mặt hàng như: súng nhựa, đồ chơi có điều khiển,...tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ hàng hoá trên không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không có tem hợp quy trên từng sản phẩm.

Kho hàng chứa hàng chục nghìn sản phẩm đồ chơi trẻ em không có nguồn gốc, xuất xứ bị phát hiện tại Nam Định

"Tràn lan" những đồ chơi giá rẻ trên khắp các mặt trận

Hiện nay, các sản phẩm đồ chơi trẻ em giá rẻ, nhập lậu được bày bán tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội, các sàn TMĐT, và cả trên các tuyến đường dọc Hà Nội. Những loại đồ chơi này có mẫu mã đa dạng, màu sắc đa dạng và với giá thành chỉ từ 1.000 đến vài chục nghìn đồng. Thế nhưng, những sản phẩm giá rẻ này liệu có nhãn mác và đảm bảo đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là đối với trẻ em? 

 

Trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống TMĐT, khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ em, các bậc phụ huynh nên lưu ý tới nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đặc biệt, đối với những loại được làm bằng nhựa, cần kiểm tra xem nó có chứa các kim loại nặng như asen, thuỷ ngân, chì... gây hại cho trẻ em hay không. Đồng thời, nên lựa chọn những địa điểm, thương hiệu đồ chơi uy tín, chất lượng để tránh “tiền mất tật mang”.  Trong trường hợp khi trẻ em tiếp xúc với những loại đồ chơi không đảm bảo có biểu hiện hóng mặt, mẩn ngứa,... thì nên dừng ngay việc cho trẻ em chơi đồ chơi đó, và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám nếu các dấu hiện không thuyên giảm.

Đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ tiềm ẩn nguy hại cho trẻ em khi sử dụng

Trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống TMĐT, khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ em, các bậc phụ huynh nên lưu ý tới nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đặc biệt, đối với những loại được làm bằng nhựa, cần kiểm tra xem nó có chứa các kim loại nặng như asen, thuỷ ngân, chì... gây hại cho trẻ em hay không. Đồng thời, nên lựa chọn những địa điểm, thương hiệu đồ chơi uy tín, chất lượng để tránh “tiền mất tật mang”.

Trong trường hợp khi trẻ em tiếp xúc với những loại đồ chơi không đảm bảo có biểu hiện hóng mặt, mẩn ngứa,... thì nên dừng ngay việc cho trẻ em chơi đồ chơi đó, và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám nếu các dấu hiện không thuyên giảm.

Chính Thuần

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.