Nghị định 08 giải vây “tâm bão” trái phiếu doanh nghiệp

03/04/2023 14:45 (GMT+7)
Nghị định 08/2023/NĐ-CP là cơ sở pháp lý mở đường cho việc thực hiện thỏa thuận đàm phán giữa doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu sắp đến hạn và nhà đầu tư trái phiếu (trái chủ) để cùng nhau tìm kiếm giải pháp tốt nhất, tìm được “điểm cân bằng về lợi ích”, bảo đảm hài hòa quyền lợi hợp pháp, chính đáng của “trái chủ” và doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu gặp khó

Trong bối cảnh làn sóng nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan tràn đã nhanh chóng tạo ra nhiều lo lắng, bất an cho các nhà đầu tư về nguy cơ thanh khoản.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo danh sách 54 doanh nghiệp chậm thanh toán lãi, gốc trái phiếu. Đáng chú ý, các doanh nghiệp địa ốc chiếm hơn phân nửa.

Theo thống kê của Hiệp Hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở nhóm bất động sản, áp lực về thanh toán nghĩa vụ đáo hạn trong năm 2023 và 2024 còn rất lớn. Hiện nay, sau khi Nhà nước xử lý đối với tập đoàn Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát... vừa qua và dự báo vẫn đang âm thầm tiếp diễn ở các doanh nghiệp khác, trái phiếu doanh nghiệp đã làm mất đi niềm tin từ các nhà đầu tư thì tìm việc tìm kiếm các nguồn vốn đảo nợ hay hoán đổi bất động sản đối với trái phiếu doanh nghiệp là vô cùng khó khăn.

Ở góc nhìn nhà đầu tư, nhiều trường hợp trên báo cáo tài chính loại trái phiếu do doanh nghiệp đó phát hành có tài sản đảm bảo còn không có giá trị trên thị trường như là cổ phiếu hay tài sản hình thành trong tương lai mà thực tế còn chưa hình thành thì khả năng lấy lại tiền bằng cách nào khi mà trái chủ ra quyết định nhận hay không nhận.

Bên cạnh đó, thời điểm này, khó có nhà đầu tư nào mặn mà với việc dời lại thời hạn trả nợ, vì một khi đã không đủ khả năng trả nợ lúc này, nếu dời lại 2 năm nữa thì tình trạng liệu có khả quan hơn?

Từ đó, việc minh bạch hóa thông tin, phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định pháp luật của các doanh nghiệp phát hành là vô cùng cần thiết ngay lúc này.

“Lối thoát” cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Trước đây, Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định về chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế đưa ra các quy định như các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải có tối thiểu 2 tỷ đồng trong tài khoản chứng khoán và duy trì nó trong vòng 6 tháng, xếp hạng tín nhiệm để tạo niềm tin cho doanh nghiệp… nhằm ngăn ngừa những rủi ro cho nhà đầu tư. Tuy nhiên với bức tranh tài chính ảm đạm như hiện nay, các quy định trên khiến nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu gặp không ít khó khăn.

Rất may, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, các chuyên gia, và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định 08 cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong trường hợp không thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tiền, hay bằng cổ phần thì có thể đàm phán với nhà đầu tư thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác.

Nghị định 08/2023/NĐ-CP là cơ sở pháp lý mở đường cho việc thực hiện thỏa thuận đàm phán giữa doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã và sắp đến hạn với nhà đầu tư trái phiếu (trái chủ) để cùng nhau tìm kiếm giải pháp tốt nhất, tìm được “điểm cân bằng về lợi ích”, bảo đảm hài hòa quyền lợi hợp pháp, chính đáng của “trái chủ” và

doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm vượt qua khó khăn hiện nay để tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm bất động sản, nhà ở hướng đến nhu cầu thực, để hoàn thành được dự án, tạo được dòng tiền để trả nợ cho “trái chủ” và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện phương án trên phải đáp ứng các nguyên tắc tại Điều 1 Nghị định 08 là phải tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan; đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó; phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận; doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Nghị định 08 ra đời đã nhanh chóng sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định không còn phù hợp, để thích ứng với tình hình thực tế, cũng như tháo gỡ được phần nào khó khăn và khai thông nguồn vốn để trái phiếu phát huy tốt hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, củng cố niềm tin của thị trường và bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Ngày 5/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Nghị định 65/2022/NĐ-CP. Nghị định này được đánh giá là giải pháp cấp thiết khi đưa ra thêm một sự lựa chọn hiệu quả để các doanh nghiệp cơ cấu lại các danh mục nợ nhằm vượt qua khó khăn tạm thời dưới tác động chung của thị trường như hiện nay.

Đỗ Phùng Mỹ Châu - Công ty Luật TNHH Blue Pisces

Có thể bạn quan tâm: Nghị định 08 trái phiếu doanh nghiệp
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.