Cơ hội và thách thức đối với một số nghành hàng xuất khẩu khi AVFTA có hiệu lực

15/06/2020 9:20 (GMT+7)
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu u (EVFTA) được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – EU đang phát triển nhanh chóng.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – EU đang phát triển nhanh chóng. Với kết quả đàm phán đạt được, EVFTA được dự đoán sẽ mang lại tác động tích cực cho cả hai bên, gần 100% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Trong số các hiệp định thương mại đã được ký kết, đây là mức cam kết cao nhất mà đối tác dành cho Việt Nam. EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

EVFTA ảnh hưởng tới ngành nông sản, thực phẩm 

EU – Việt nam là hai nền kinh tế ở hai vùng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, nên nông sản đặc thù và nền văn hóa ẩm thực cũng rất khác biệt. Nhu cầu của EU về nông phẩm nhiệt đới lớn nhưng Việt Nam chưa đáp ứng được nhiều. Vì vậy, cợ hội sẽ mở ra khi EVFTA có hiệu lực.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, nhiều mức thuế nhập khẩu các lọa nông phẩm vòa EU sẽ giảm, đơn cử như thuế mật ong vào EU hiện là 17,3% sẽ được đưa về 0%. Hàng hóa chế biến từ nông phẩm có nguồn gốc từ hai bên cũng sẽ được ưu đãi thuế quan so với các sản phẩm khác nguồn nguyên liệu ngoài khối. Đây sẽ là cơ hội cho xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào EU. 

Tuy nhiên, so với hàng hóa của các ngành khác, nhiều nông phẩm của Việt Nam chưa có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, có khi sản phẩm xuất khẩu phải sử dụng thương hiệu ngoại nên bị cảnh báo, thậm chí trả về. Vì vậy cam kết về thương hiệu, chỉ dẫn địa ký trong EVFTA là điểm nhấn đối với nông nghiệp. Do ngành nông nghiệp Việt Nam ở vạch xuất phát thấp, muốn xuất khẩu nông sản, thực phẩm đạt tiêu chuẩn EU là thách thức không nhỏ. EU là thị trường thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam. Hàng thủy sản Việt nam đã xuất khẩu tới 27 quốc gia EU, gôm các mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc…. EU hiện là thị trường tôm lớn thứ 2 của Việt Nam với thị phần chiếm 19% trong tổng xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, thời gian tới có khả năng sẽ kém cạnh tranh hơn so với tôm Ecuador về nguồn giống chất lượng tốt với khả năng kháng bệnh cao và được ưu đãi thuế quan 0% (giảm từ 3,6%) theo FTA Ecuador và EU. Xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng 4-5% tổng xuất khẩu cả nước, liên tục tăng tưởng trong giai đoạn 2011 – 2017 với tốc độ bình quân đạt 10%/năm. 

Đối với ngành da giày, dệt may

Những năm trước đây, thị phần hàng dệt may và da giày của Việt Nam không ngừng được mở rộng tại thị trường EU. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam là nhà cung cấp hàng giày dép lớn thứ 2 và nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ 6 vào thị trường EU.

So với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc, sản phẩm giày dép của Việt Nam sẽ được hưởng chênh lệch thuế từ 3,5 - 4,2% khi xuất khẩu vào EU, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn. Khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất giảm về 0%, đặc biệt là mức thuế sản phẩm chủ lực giày thể thao, chiếm tới 2/3 tổng lượng giày xuất khẩu vào EU sẽ giảm ngay chứ không phải chịu mức bảo hộ 7 năm như giày da.

Đối với mặt hàng dệt may, khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế suất giảm xuống còn 0 % thì tốc độ tăng trưởng ở thị trường này có thể lên tới 7 - 8%/ năm, bởi vì hàng dệt may Việt Nam đang phải chịu mức thuế từ 7- 17%.  Mặc dù xuất khẩu ngành giày da, dệt may Việt Nam được đánh giá rất khả quan khi EVFTA có hiệu lực, nhưng để được hưởng thuế quan theo EVFTA khi xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đồng thời, cần nắm rõ các rào cản kỹ thuật trong thương mại, nhất là quy định về hạn chế hóa chất độc hại, về an toàn sản phẩm tiêu dùng và các biện pháp phòng vệ được áp dụng tại EU. 

Bên cạnh những cơ hội lớn, ngành giày da, dệt may Việt Nam đứng trước một số thách thức không nhỏ như; phải đầu tư phát triển công nghệ hỗ trợ. Trong khi đó, hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, khả năng tiếp cận nguồn vốn rất hạn chế, nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chưa đủ sức hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp. Cùng với đó là sức cạnh tranh của thị trường ngày càng khốc liệt, xuất điểm thấp và chưa phát triển. 

Mặt khác, ngành giày da, dệt may cũng có thách thức từ làn sóng công nghiệp 4.0: Để tận dụng tối đa lợi thế mà EVFTA mang lại, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước thì việc không ngừng đầu tư cải tiến công nghệ, mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng là một trong những đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thực hiện trong thời gian tới. Công nghiệp 4.0 dự báo đặt ra nhiều vấn đề cho các ngành sản xuất. Đó là nguy cơ mất việc làm cao đối với một số ngành thâm dụng lao động cao như dệt may, da giày. Đặc biệt lao động có trình độ thấp và ở những công đoạn dễ thay thế bằng máy móc.

Hồng Như – Minh Quân

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Văn hóa xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.