VASEP dự báo nhu cầu nhập khẩu tôm phục hồi từ quý II 2023

21/04/2023 10:10 (GMT+7)
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, nhu cầu nhập khẩu tôm sẽ phục hồi từ quý II trong xu hướng giá thấp hơn năm 2022.

VASEP cho biết, xuất khẩu tôm tháng 3 đạt 265 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt 600 triệu USD, giảm 37%. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 451 triệu USD (chiếm tỷ trọng 75,2%), giảm 38% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm sú đạt 83 triệu USD, giảm 34%. Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm 2 con số trong tháng 3 đầu năm.

Theo đó, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt hơn 105 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Tuy có sụt giảm nhưng nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật Bản vẫn dự kiến ổn định, các doanh nghiệp thủy sản Việt cũng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này do nhu cầu ổn định, tình hình lạm phát không quá căng thẳng, tỷ suất lợi nhuận tốt hơn do có tỷ lệ hàng tinh chế, phối chế cao.

Xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt hơn 104 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do lạm phát tăng kỷ lục, sức mua giảm, tồn kho từ năm 2022 còn cao là những yếu tố làm giảm nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ. Tình hình nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam phụ thuộc nhiều vào lượng hàng tồn kho hiện tại. Nếu tình hình tích cực, nhu cầu nhập khẩu có thể phục hồi sau quý II.2023.

Tương tự, xuất khẩu tôm sang EU đạt 89 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ và không được đánh giá tích cực trong năm 2023 do tác động chiến tranh Nga -Ukraine. Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đạt 78 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ do kinh tế khó khăn.

Theo VASEP, xuất khẩu tôm năm nay sẽ phải đối mặt với thách thức từ lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng sức tiêu thụ của các thị trường lớn.

Bên cạnh đó, tôm Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với Ecuador và Ấn Độ về giá thành.

VASEP dự báo nhu cầu nhập khẩu tôm phục hồi từ quý II nhưng xu hướng giá thấp hơn năm 2022.

Trong bối cảnh đó, VASEP khuyến cáo doanh nghiệp tối ưu chi phí, chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm đặc thù quốc gia như tôm-rừng, tôm-lúa, chuẩn bị nguồn nguyên liệu và năng lực sản xuất để bắt nhịp khi nhu cầu tôm trên thị trường thế giới phục hồi.

 

Tiến Dũng T/H

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức, sự kiện
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.