Lương y Lý Văn Nguyên – niềm hi vọng lớn của bệnh nhân ung thư

23/10/2020 14:15 (GMT+7)
Khoa học – Công nghệ phát triển đã mở ra nhiều phương pháp điều trị tối ưu, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Tuy nhiên những phương pháp đông y cũng được nhiều người lựa chọn bởi ưu điểm lành tính mà nó mang lại. Trên vùng núi Tản Lĩnh – Ba Vì, người ta rỉ tai nhau về những bài thuốc nam gia truyền của lương y Lý Văn Nguyên chữa bách bệnh.

Trước khi biết đến Thầy Lý Văn Nguyên, tôi từng gặp bác Đinh Văn Trung -  một người cựu chiến binh già sống tại Đội 1, thôn Đầu Cầu, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, người đàn ông 72 tuổi ấy vài tháng trước được chuẩn đoán mắc u sùi thực quản. Từ chối thực hiện phẫu thuật của bệnh viện, ông trở về nhà tìm một phương pháp điều trị không dùng dao kéo. Thật không ngờ, vài tháng sau gặp lại, ông Trung báo cho tôi biết, sức khỏe hiện đã ổn định, đi khám không còn khối u. “Tôi khám ở nhiều nơi lắm, khi được chẩn đoán có khối u thì họ có đề nghị làm phẫu thuật. Nhưng tôi không muốn động vào dao kéo, nên về tìm nơi bốc thuốc nam uống. Về nhà thì đứa cháu tôi nó bảo có nhà thầy Nguyên ở Ba Vì bốc thuốc có tiếp nhận các bệnh nhân ung thư, bảo tôi liên hệ. Thì gọi cho thầy, uống thuốc khoảng hơn 1 tháng thì rồi đi khám lại thì bác sĩ bảo bệnh tình tiến triển tốt rồi, hiện tại thực quản bóng nhẵn, không còn u nữa”

Bác Đinh Văn Trung tại nhà riêng vui vẻ chia sẻ về câu chuyện của mình

Câu chuyện của bác Trung kể khiến tôi vô cùng ngạc nhiên, thì ra những cây thuốc của nước mình lại có tác dụng tốt đến như vậy. Chính câu chuyện ấy đã khiến tôi muốn gặp trực tiếp vị lương y theo lời chú Trung nói, người có thể sử dụng thảo dược mà kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Và vì thế, tôi đã đến Ba Vì.

40 năm một hành trình giải bài toán khó mang tên “ung thư”

Phòng khám của thầy Nguyên nằm trong thôn Yên Sơn, Ba Vì, Hà Nội – một ngôi làng của người dân tộc Dao có truyền thống làm thuốc Nam bao đời. Dù ở đây, nhà nào cũng làm thuốc, nhưng không ai là không biết đến nhà thầy Lý Văn Nguyên, vì vậy, chúng tôi không mất quá nhiều thời gian để tìm được địa chỉ.

Ngay từ cổng vào đã cảm nhận mùi thuốc nam rất đặc trưng của một gia đình truyền thống nghề thuốc. Nhưng điều làm chúng tôi bất ngờ lại là dù rằng chủ nhật nhưng phòng khám của thầy vẫn luôn có rất nhiều bệnh nhân tới khám. Người kê thuốc xương khớp, người tới khám dạ dày. Và không khó để gặp một bệnh nhân cầm theo bệnh án có ghi kết quả “ung thư”.

Một trong số những bệnh nhân tâm sự với chúng tôi, họ từng đi chạy chữa ở khắp nơi, tây y có, đông y có, thậm chí cả những phương pháp tâm linh thần học cũng đã thử qua nhưng đều không cho kết quả khả quan. Chỉ đến khi gặp thầy Nguyên, bệnh tình của họ mới thấy được hi vọng.

Một buổi sáng bệnh nhân đến khám tại nhà thuốc Lý Văn Nguyên

Chúng tôi được thầy Nguyên tranh thủ chút thời gian rảnh tay để tâm sự về nghề làm thuốc. Vị lang y già đã cho chúng tôi những cái nhìn thú vị của nghề thuốc nam mà ông đã dành tâm huyết cả cuộc đời. Đằng sau khuôn mặt nghiêm nghị ấy luôn là một trái tim chân thành và cao cả với nghề y.

Thầy Nguyên tâm sự: “Nghề thuốc nam này là mình làm thầm lặng, người ta đến gặp tôi chữa, hiệu quả thì mới mách cho những người khác, rồi người khác lại tìm đến tôi. Chứ việc khám chữa này không thể quảng cáo rầm rộ được. Có nói hay mà không chữa được thì bệnh nhân họ cũng mai một đi chứ còn mãi được đâu. Với tôi, bệnh tình của bệnh nhân có tiến triển tốt mới là điều quan trọng, không phải danh tiếng hay số lượng bệnh nhân tìm đến mình”

Thầy Lý Văn Nguyên bắt mạch cho bệnh nhân

Suốt 40 năm hành nghề y, thầy Nguyên không thể đếm hết được những bệnh nhân mắc ung thư mà mình đã giúp đỡ. Nhưng mỗi khi gặp lại, thầy đều nhớ ra họ là ai và bệnh tình ra sao. Với thầy Nguyên, ung thư không phải là một căn bệnh có thể dự đoán trước được tiên lượng, mỗi một trường hợp đều là một biến số khó lường và phải luôn linh hoạt trong cách chế ngự nó. Mỗi thang thuốc được kê ra, đều dựa trên thể trạng, bệnh tình của từng người sao cho phù hợp nhất.

Chính nhờ cái tâm ấy mà suốt 40 năm qua, thầy Lý Văn Nguyên vẫn tiếp tục học hỏi, nghiên cứu sách vở và bệnh án, để tìm ra những phương thuốc hay, những cách điều trị hiệu quả. Để hai chữ “lương y” không chỉ là cái danh trên tờ chứng chỉ.

Chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động của thầy Lý Văn Nguyên.

"Bốc thuốc nam không phải chỉ là nghề, nó là truyền thống, danh dự và cả cuộc đời của tôi"

 “Nghề thuốc nam nó là cái nghề gia truyền. Từ hồi bé tôi đã theo ông cha vào trong tận rừng sâu để hái thuốc và được chỉ cách phân biệt từng cây thuốc và tác dụng của nó trong điều trị bệnh. Cứ thế, những lần sau đó tôi phải vào rừng một mình tự lấy cây thuốc về. Theo thời gian tôi đã lĩnh hội được hết bài thuốc do cha ông truyền lại”.

Bản thân là người được giao trọng trách tiếp quản cơ nghiệp gia truyền, chính từ ý thức trách nhiệm ban đầu của một người kế nghiệp, dần dần thuốc nam trở thành một phần gắn liền với cuộc đời ông, niềm đam mê làm thuốc và chữa bệnh cứu người đã ăn sâu vào máu. Không một phút nào trong suốt cuộc đời làm nghề, ông không đau đáu với tâm niệm cứu người giúp đời, mang chút tâm sức của mình giúp đỡ những người bệnh ngoài kia. 

Nói về những loài thuốc quý của nước ta, ánh mắt thầy Nguyên không giấu nổi vẻ tự hào: “ Thuốc nam của ta có rất nhiều loại cây cỏ tốt, có những loại cây trị bệnh rất hiệu quả. Nhưng nhiều người không hiểu, người ta nghĩ nó không có tác dụng mạnh như thuốc Tây mà vì thế cây thuốc nam cứ dần mai một đi.”

Thuốc nam của người dân tộc Dao

Vì cái tình, cái nghĩa với nghề thuốc dân tộc, mong muốn của người thầy lang già ấy luôn là làm sao để gìn giữ những giá trị quý báu của thuốc nam đến nhiều đời sau. Chính vì thế, thầy Nguyên đã truyền dạy lại tất cả những kiến thức, những tích lũy suốt cả một đời lương y cho con cháu thế hệ sau. Để thay ông tiếp tục làm công việc thầm lặng chữa bệnh cứu người. Đến nay, cả 4 người con của thầy đều là những người kế nghiệp xuất sắc và tâm huyết.

Hành trình nối dài giá trị của thuốc nam

Trò chuyện với anh Lý Sinh Phúc – người con trai đầu và là một trong 4 người nối nghiệp của thầy Nguyên. Với anh, tuổi thơ trong ký ức luôn là hình ảnh một sân nhà phơi đầy thuốc nam, có bóng hình người bố chẩn mạch bốc thuốc chữa bệnh. Chính bởi vậy, anh đã sớm theo học nghề y và lĩnh hội đầy đủ cái y lý, y đức mà một người hành nghề y cần có.

Thay vì khám tại nhà như bố, anh Phúc lại luôn rong ruổi trên những con đường, đi nhiều nơi để gặp và khám chữa cho nhiều người đau ốm mà không có sức khoẻ để đến tận nơi. Trong cốp xe của anh luôn chất đầy những đơn thuốc để mang đến cho những bệnh nhân nơi anh dừng chân. Theo anh, đó là cách tốt nhất để anh có thể rèn luyện được bản lĩnh nghề nghiệp. Lại có thể giúp bệnh nhân thể trạng yếu được khám chữa trực tiếp.

Chúng tôi may mắn được theo chân anh Phúc trong một cuộc hành trình khám chữa bệnh. Và  như thường lệ, chiếc cốp xe lại chất đầy những đơn thuốc mới. Điểm dừng chân lần này của anh là một căn nhà nhỏ tại xã Song An, huyện Vũ Thư của Thái Bình. Đó là nhà bác Nguyễn Văn Phan – một bệnh nhân mắc U lympho ruột non. Bác Phan trạc 60 tuổi, thân người cao và khá gầy, nhưng bù lại cơ thể bác lại rất nhanh nhẹn. Khi biết anh Phúc đến, bác Phan đã ra tận nơi đón chúng tôi.

Bác Nguyễn Văn Phan bệnh nhân U lympho ruột non vui mừng kể về câu chuyện của mình

Chia sẻ với chúng tôi, bác Phan không giấu nổi niềm phấn khởi: “Trước tôi đi khám ở bệnh viện Việt Đức, họ nói tôi bị U lympho ruột non, các bác sĩ gửi tôi sang bệnh K để truyền hóa chất. Nhưng tôi thấy sức khỏe tôi yếu quá, tôi không dám đi truyền hóa chất. Sau đó tôi biết được có nhà thầy Nguyên ở Ba Vì bốc thuốc nam, nên tôi liên hệ đến thầy. Sau khi tôi uống thuốc mấy tháng và đi khám lại thì đã thấy là tương đối ổn định.”

Nghe tin anh Phúc trở lại Thái Bình thăm khám tại nhà bác Phan, cứ vài ba phút lại có người gõ cửa ghé thăm. Chẳng mấy chốc, căn nhà đã có rất nhiều người ngồi đợi để được bắt mạch kê thuốc. Mỗi một bệnh nhân, anh lại tỉ mỉ ghi lại vào quyển số khám đã dày cộp của mình từng triệu chứng và biểu hiện. Anh cũng không quên nhắn nhủ người bệnh cần chú ý làm gì, ăn uống ra sao.

Lương y Lý Sinh Phúc (truyền nhân thầy Nguyên – mặc áo tím) đang thăm khám cho người bệnh nhân tại nhà bác Phan

Phải mất rất lâu, anh mới thăm khám xong cho mọi người. Thậm chí, ngay cả khi đã trở lại xe để tiếp tục lên đường, vẫn có rất đông người kéo đến muốn nhờ anh khám cho. Nhưng vì còn rất nhiều địa điểm cần đến, anh chỉ có thể hẹn một buổi khác vào tuần sau sẽ đến tận nhà người bệnh ấy. Nhìn hình ảnh ấy mà chúng tôi không khỏi cảm thán trong lòng, rốt cuộc chân tâm của một người thầy thuốc đến đâu mới có thể níu kéo được người bệnh như vậy.

Điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi là xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định để thăm lại một cố nhân của gia đình thầy Nguyên, đó là ông Trần Việt Hùng. Năm 2011, ông Hùng được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4, sau khi xạ trị 20 đợt tại bệnh viện K, ông bị bỏng nặng do tác động của xạ trị. Điều trị nhiều năm không khỏi, tưởng như tuyệt vọng cho đến khi sử dụng thuốc của lương y.

Ông Hùng chia sẻ thêm: “ Cuối năm 2015, sau khi dừng điều trị tại bệnh viện K, khôí u của tôi vẫn chưa khỏi hẳn được. May mắn khi về thì cũng gặp được thầy được thuốc của thầy Nguyên. Uống vào thì thấy ăn được, ngủ được. Đi khám ở bệnh viện thì các bác sĩ có cho là tế bào hiện nay đã bình thường.”

Bác Trần Việt Hùng chia sẻ về câu chuyện của mình

Đã 9 năm trôi qua, sức khỏe của ông Hùng đã tốt lên rất nhiều. Khi gặp lại anh Phúc, ông Hùng hồ hởi kể chúng tôi nghe về chuyện cũ, cùng với đó không quên gửi lời hỏi thăm sức khỏe thầy Nguyên khi chúng tôi tạm biệt để tiếp tục lên đường.

Trong suốt chuyến đi, anh kể cho chúng tôi rất nhiều những trải nghiệm mà anh nhận được khi làm một “thầy lang lữ hành”. Dù vậy, anh vẫn cười khiêm tốn: “Mình chỉ là một người bình thường, chót đem lòng yêu cây thuốc, thấy người nào đau yếu thì giúp đỡ thôi, miễn sao có thể giúp người bệnh trải qua đau đớn là vui lắm rồi."

Kết thúc cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, chúng tôi đều để lại trong mình những nỗi niềm riêng về nghề thuốc nam dân tộc. Nhưng hơn ai hết, chúng tôi hiểu những giá trị mà những người lương y như thầy Nguyên, như anh Phúc đang ngày ngày gìn giữ và phát huy quan trọng đến nhường nào. Và chỉ có thể hi vọng rằng những tinh hoa ấy của dân tộc sẽ được lưu giữ đến muôn đời sau.

Pv

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sức khỏe
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.