Lạm phát quý I/2022 và dự báo cho cả năm

20/03/2022 16:30 (GMT+7)
CPI hai tháng đầu năm 2022 tăng 1,68% so với cùng kì năm ngoái. Yếu tố tác động chính trong kì làm CPI tăng chủ yếu là giá lương thực và giá xăng. Bình quân trong 2 tháng qua, giá xăng dầu trong nước đã tăng 45,3% so với cùng kì năm 2021, 10/11 mặt hàng trong hai tháng qua đều có chỉ số tăng, trong đó nhóm giao thông tăng mạnh nhất là 2,35%. Trong tháng 1/2022, giá gas cũng tăng 18,64% so với cùng kì năm trước, tóm lại, trong 2 tháng qua, CPI tăng mạnh chủ yếu là do giá xăng dầu, gas và lương thực, còn giá các nhóm hàng khác tương đối ổn định hoặc tăng không đáng kể, mặc dù có yếu tố của cầu t

      Hôm nay đã là 20/3/2022, trong 20 ngày vừa qua, xăng dầu đã tăng thêm 2 lần nữa với biên độ tăng khá mạnh, dẫn tới giá xăng đã lên xấp xỉ 30.000 đ/lít. Một số loại dầu khác cũng tăng khá mạnh, như vậy tính từ cuối tháng 12/2021 đến 20/3/2022 đã có 7 lần tăng giá xăng dầu. Đây là những mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất thương mại dịch vụ vận tải và tiêu dùng. Ngoài việc xăng dầu tăng giá thì còn do tác động của tình hình địa chính trị thế giới và đặc biệt là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hiện nay. Những biến động sau đại dịch Covid  làm cho giá các nguyên liệu đầu vào của sản xuất kinh doanh dịch vụ đều tăng khá mạnh như phân bón, nguyên phụ liệu cho dệt may da giầy, hóa chất, nhựa các loại,v.v. Ngoài ra các chi phí về vận chuyển logistic vẫn neo ở mức cao, chưa hạ nhiệt, mặt khác còn cộng thêm những yếu tố như tâm lý tăng giá, té nước theo mưa và cả sự yếu kém của hệ thống phân phối , sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng trong và ngoài nước vẫn chưa được hàn gắn lại đã góp phần làm cho chỉ số giá tăng khá mạnh trong 2 tháng 20 ngày vừa qua. Đây là những chỉ số mà chúng ta không mong muốn những vẫn phải chấp nhận. Dự báo từ nay đến cuối năm 2022, những tình hình nêu ở trên tuy có những mặt được cải thiện nhưng hầu hết theo dự đoán vẫn duy trì ở mức cao so với những năm trước đây. Chính vì vậy, mà mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm nay là 4%, nếu thực hiện được đòi hỏi một sự cố gắng vượt bậc bằng nhiều giải pháp và chính sách cụ thể từ tầm vĩ mô cho đến các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng xã hội.  

Ảnh minh họa (BCT)

      Vì vậy, muốn thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và chỉ tiêu CPI đề ra cả năm 2022 thì chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Ở tầm vĩ mô, thực hiện tốt việc cân đối lớn các chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế, chủ động trong sản xuất, dự trữ những mặt hàng chiến lược quan trọng như xăng dầu, than,v.v., giảm bớt sự bị động phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài khi có những biến động làm bất lợi cho nền kinh tế nước nhà, đảm bảo hài hòa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cho thực hiện nhiệm vụ chính trị cả năm. Thực hiện việc giải ngân gói hỗ trợ 350.000 tỷ cho doanh nghiệp và người dân, đúng địa chỉ, tiết kiệm kịp thời và chống lợi dụng, chống tiêu cực. Đẩy mạnh việc đầu tư công những công trình trọng điểm về hạ tầng của đất nước như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc Nam,v.v. vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng để nâng cao năng lực phục vụ cho xã hội, kiên quyết chống lãng phí, tham nhũng. Kiên quyết cắt giảm các thủ tục hành chính, các khoản phí thuế cao vô lý đang tồn tại làm tăng chi phí không đáng có cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh dịch vụ, thích ứng với tình hình mới khi chúng ta mở cửa trở lại. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước có hiệu quả, đảm  bảo tăng trưởng mạnh mẽ hơn, tăng trưởng xanh và từng bước thiết lập  một nền kinh tế tuần hoàn. Nâng cao năng lực cạnh tranh của năng lực Việt, sản phẩm Việt ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

      Đi đôi với phát triển sản xuất, cần tổ chức lại hệ thống phân phối quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng cho thương mại dịch vụ, khôi phục các chuỗi cung ứng, đảm bảo tiêu thụ hiệu quả của cải vật chất làm ra. Chuỗi sản xuất phân phối tiêu dùng những mặt hàng chủ lực, hoạt động ngày càng hiệu quả, lợi nhuận phân phối hợp lý, trước hết là đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất. Giao dịch hàng hóa nội địa đảm bảo công khai minh bạch, chống ép cấp ép giá và sự thao túng của một số chuỗi bán lẻ trên thị trường liên quan tới giá mua, chiết khấu và các chi phí khác khi kí gửi hàng hóa. Doanh nghiệp Việt phải làm chủ hệ thống phân phối của mình, bởi mất phân phối là mất cả sản xuất. Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý thị trường, xử lý nghiêm những tổ chức cá nhân vi phạm, bảo vệ những doanh nghiệp tổ chức cá nhân làm ăn chân chính. Cần tăng cường công tác liên kết vùng, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt, tạo sức mạnh chung của cộng đồng các doanh nghiệp VN trong giai đoạn hiện nay cũng như mãi mãi về sau. Ngoài sự hỗ trợ nhiều mặt của nhà nước và các Bộ ngành thì các doanh nghiệp cần tự giác để luôn luôn đổi mới , hoàn thiện quy trình sản xuất kinh doanh để vượt qua mọi khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. 

      Chúng ta tin tưởng rằng nếu thực hiện được những giải pháp cơ bản nêu trên thì khả năng có thể thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm 2022, trong đó có chỉ tiêu CPI 4%, góp phần nâng cao vị thế của nền kinh tế VN khi hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, đồng thời có điều kiện nâng cao phúc lợi xã hội cho nhân dân trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia Kinh tế Vũ Vinh Phú

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.