Nghệ nhân Trần văn Ca - xây nhà gỗ không chỉ là một nghề mà còn là một công trình nghệ thuật

14/03/2020 12:05 (GMT+7)
Khi nhắc đến nghệ nhân điêu khắc nhà gỗ ở Hải Phòng không ai không biết đến Nghệ Nhân Trần Văn Ca, người nghệ nhân gắn bó với nghề điêu khắc gỗ hơn 50 năm nay. Những ai đã gặp ông đều có thể khẳng định: Cuộc đời ông là một tấm gương lao động miệt mài và sáng tạo, bản lĩnh và tự tin đối đầu với bao thử thách và thăng trầm để rồi vượt lên tất cả đưa nghề điêu khắc gỗ của Việt Nam được rạng danh như ngày hôm nay.

Nghệ nhân làng nghề là những “trụ cột” cả về vật chất và tinh thần giữ cho nghề truyền thống đứng vững qua hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Với tay nghề điêu luyện và đặc biệt là vốn giá trị văn hóa nghề được tích lũy, họ luôn sáng tạo, trao truyền, mang nghề cha ông đi khắp đất nước nghệ nhân Trần Văn Ca là một minh chứng sống động như thế.

Nghệ nhân Trần Văn Ca

Nghệ nhân Trần Văn Ca là hậu duệ đời thứ 8 của một gia đình làm nghề mộc chạm khắc gỗ... Ông Ca được truyền nghề khi vừa tròn 18 tuổi. Khi đất nước hòa bình, trong những năm đầu kinh tế còn khó khăn, nghề mộc chạm trổ khó có đất sống, Trần Văn Ca vẫn luôn trăn trở với suy nghĩ làm sao khôi phục làng nghề của quê mình hồi sinh, đó mới là con đường lâu dài, thỏa ý nguyện của đời mình. Thời đó, kinh tế khó khăn, sản phẩm mộc chạm trổ thì cũng ít người đặt hàng. Với phương châm “Lấy công nuôi nghề, lấy nghề làm nghiệp” nhờ đó, những căn nhà gỗ đầu tiên được hoàn thành… Dần dần, ông đứng ra nhận thầu những công trình lớn cho đến nay, ông đã dựng được hơn 300 công trình gỗ (chùa, từ đường, nhà) ở khắp các vùng Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh ...

Các công trình gỗ của nghệ Trần Văn Ca được làm hết sức cầu kỳ từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chạm khắc và hoàn thiện. Người thợ với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, chạm khắc những nét hoa văn tạo thành những sản phẩm độc đáo, đa dạng. Đối với nghệ nhân Trần văn Ca :Làm nhà gỗ không chỉ đơn thuần là đục đẽo, chạm khắc hoa văn lên gỗ mà đòi hỏi người nghệ nhân phải có am hiểu về phong thủy, thước lỗ ban, kiến thức về xây dựng để tạo nên những ngôi nhà gỗ vững chãi, cổ kính nhưng vẫn hiện đại, phù hợp với cung mệnh, nghề nghiệp từng chủ nhà. Và quan trọng hơn cả, theo ông Ca đó chính là cái tâm của người thợ, tâm để giữ tín, tâm để giữ danh và tâm để giữ nghề. Bởi khác với nhà gạch, chủ nhà có thể tự mua nguyên vật liệu, thuê thiết kế, giám sát thi công, còn với nhà gỗ cổ, phần lớn là do nghệ nhân thực hiện từ khâu thiết kế đến chọn gỗ, dựng nhà. Nếu vì tham rẻ mua gỗ không tốt như xà leo, song ngà hay khi dựng nhà làm ẩu sẽ khiến cho gia chủ bất an, gặp rủi ro trong cuộc sống và công việc.

Những ngôi nhà gỗ được trạm khắc tinh tế

Ngoài việc không ngừng sáng tạo, Trần Văn Ca còn nuôi khát vọng đổi đời cho nhiều con em lao động nghèo trong làng. Ông luôn xác định: muốn sống được với nghề thì chữ “tâm” phải đặt lên hàng đầu. Từ ngày đầu khôi phục lại nghề đến nay, nghệ nhân Trần Văn Ca năm nào cũng nhận ba, bốn chục em theo học nghề. Nhiều em nhà nghèo, không có gạo ăn vẫn được theo học. Điều quan trọng là mỗi học trò có ý chí, tâm nguyện theo đuổi với nghề hay không? Trần Văn Ca không chỉ truyền thụ cho các em học nghề mà còn ân cần, chỉ bảo cho các em về nhân cách đạo đức của nghề. Nguyên tắc của ông là không từ chối bất kì ai, nhưng đã đến đây không chỉ có chí mà còn phải có tâm, phải thổi được cái hồn lên tác phẩm, nếu người thợ không yêu nghề thì không thể làm được điều đó. Đã không ít người không giữ được đam mê, nhẫn nại đã nửa đường bỏ nghề. Những ai kiên trì thì ông truyền nghề không tiếc công sức. Nhờ ông Ca, mà nhiều thanh niên trong làng có công ăn việc làm. Ông bảo, không nhớ nổi đã dạy nghề cho bao nhiêu thợ, có nhiều người ở tận các tỉnh.

Giờ đây, ông Trần Văn Ca đã khẳng định được “cái thời” của nghề mộc chạm trổ gắn với du lịch. Hiện nay, Các công trình của ông được nhiều người thích thú đến tham quan. Thậm chí có cả khách du lịch nước ngoài đến thưởng thức.

Công trình của nghệ nhân Trần Văn Ca được nhiều người đến thưởng thức.

Ghi nhận công lao của ông trong việc duy trì, sáng tạo và phát triển nghề mộc – điêu khắc, năm 2014, UBND thành phố đã phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hải Phòng” cho Nghệ nhân Trần Văn Ca. Những đóng góp của nghệ nhân Trần Văn Ca không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn có giá trị về tinh thần. Những ngôi nhà gỗ còn là di sản văn hóa truyền lại cho con cháu sau này. Ông chính là tấm gương để những người tiếp bước noi theo.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.