Nghệ nhân Trần Văn Ca - bàn tay tài hoa của người thợ làm nhà cổ truyền thống

07/05/2019 14:20 (GMT+7)
Những nếp nhà xưa hoài cổ, lớp ngói nâu bạc màu lãng đãng trong sương như ghi dấu bước thời gian chầm chậm. Âm thanh của tiếng bào, tiếng đục và mùi hương của các loại gỗ…đã hòa tan, thổn thức trong tiềm thức bao thế hệ trai xã Thủy Triều.

Dưới gốc đa thôn 5, chúng ta còn nghe được nhiều câu chuyện về những con người tài năng nơi đây đã cống hiến cả đời cho văn hóa làng nghề. Biết bao nhiêu hoài niệm, những lời truyền tụng về ông, một người con trong làng vốn sống chan hoà, còn lưu giữ cho mình những nếp nhà xưa hoài cổ. Các dãy nhà ngói bạc màu lãng đãng trong sương như ghi dấu thời gian chầm chậm. Đôi chân chúng tôi lạc bước vào ngôi làng đến thăm ông – nghệ nhân kiến trúc cổ Trần Văn Ca.

Nhà cổ mộc mạc giản dị

Ấn tượng ban đầu của tôi về ông là cái mộc mạc, giản dị nhưng không ngờ ông lại được trời phú cho đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo về kiến trúc từ cổ chí kim đến kinh ngạc.

Sống với nghề gần nửa đời người, với gỗ, dường như cái nghiệp mộc đã ngấm sâu vào máu của người nghệ nhân tài hoa này. Vừa miệt mài bên thớ gỗ, nghệ nhân Trần Văn Ca tâm sự về cái nghiệp thợ “chàng” của mình.

Được thừa hưởng ở gia đình truyền thống nghề mộc từ nhỏ. Với quyết tâm phục dựng nghề của tổ tiên, ông Ca say mê theo học mộc và vài  năm sau đã trở thành người thợ giỏi. Từ người thợ mộc, trở thành người “thợ cả” và đến nay trở thành “ông chủ” nhà cổ cho đến bây giờ.

Ông tâm sự, từ khi gắn bó với nghề, khiến ông hiểu và thuộc từng khúc gỗ như lòng bàn tay, bao nhiêu năm cầm cưa, cầm đục, cái duyên với nghề đã bén ngót, đi sâu vào tiềm thức như một chất men khiến ông càng yêu, càng say nghề hơn.

Gắn bó nhiều năm trong nghề, ông càng thấu hiểu hơn ai hết những khó khăn, vất vả mà nghề mang lại. Từ những ngày đầu mới bước chân vào làm, ông đã được truyền dạy cách cầm đục, cầm bào sao cho thật chuẩn. Theo ông, cái khó nhất của người làm nghề đó là phải thật tập trung trong mỗi khâu. Và để làm được điều ấy phải có niềm đam mê lớn đối với nghề. Dưới đôi bàn tay tài hoa, những sản phẩm mà ông chế tác luôn chứa đựng cái tâm, cái tài của người làm nghề.

Dưới bàn tay tài hoa của ông, mọi công trình, tác phẩm đều có hồn

Cả cuộc đời cần mẫn, say mê, tâm huyến vào nghề mộc nên những sản phẩm mà ông tạo ra luôn được những người trong nghề đánh giá cao về thẩm mỹ, đồng thời nhận được sự ưu ái, tín nhiệm của khách hàng và những người yêu nhà cổ.

Sản phẩm ông tạo ra luôn được đánh giá cao

Tâm sự thêm những điều trong lòng vẫn còn đau đáu, ông luôn nghĩ rằng những người thợ “rường cột” trong làng như ông phải suy nghĩ, tìm cách bảo tồn những giá trị vốn có của dân tộc. “Khi lớp trẻ có thể gắn bó và sống được với nghề, từng bước đưa nghề phát triển thì nỗi lo nghề bị mai một, thất truyền sẽ đi vào dĩ vãng” – nghệ nhân Ca tâm sự như được thở phào nhẹ nhõm.

 

Ông Ca và gia đình trong buổi tham dự hội nhà gỗ truyền thống Hải Phòng

Nhịp sống hiện đại đang từng ngày biến đổi một cách nhanh chóng, đời sống của con người lại càng đề cao các giá trị tiện ích. Xu thế thời thượng được bộc lộ rõ qua xây dựng kiến trúc hiện đại, các ngôi nhà cao tầng, bê tông hóa phát triển. Vì thế đã một thời giá trị văn hóa kiến trúc của dân tộc đang bị bào mòn bởi những bước đi của thời gian. Những điều ấy đòi hỏi người nghệ nhân phải có cái tâm thật vững chắc, yêu nghề, gắn bó  hơn với nghề

Gắn bó cả cuộc đời với nghề thi công nhà cổ, giờ đây nghệ nhân Trần Văn Ca đã có cơ ngơi khang trang và cuộc sống sung túc nhưng ông vẫn giữ cho mình phong thái mộc mạc, giản dị. Ông thường xuyên tham gia đóng góp cho các công tác từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, các quỹ xã hội ở địa phương. Cả xã đều biết đến ông như một người nghệ nhân đầy tâm đức.

Rời nhà ông, rời xã Thủy Triều, nhìn mái đình cong cong soi bóng ao làng, hình ảnh những chàng trai lưng trần đang miệt mài đục đẽo với niềm tin và khát vọng xây dựng thương hiệu chuyên làm nhà cổ độc đáo, sáng tạo trong xu thế hội nhập kinh tế, tôi lại thấy yên bình đến lạ. Đó là nét văn hóa, những khao khát cháy bỏng của lớp trẻ với nghề mà cuộc sống hiện đại khó lòng giữ được.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
Tin đã đăng
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.