Cần làm gì để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

21/10/2019 9:40 (GMT+7)
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) thường không phải ưu tiên hàng đầu của nhiều người khi ra quyết định khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề quan trọng và có khả năng gây ra hậu quả tài chính nghiêm trọng cho những doanh nghiệp vi phạm.

image for Korrawin / Getty Images

 

Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) thường không phải ưu tiên hàng đầu của nhiều người khi ra quyết định khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề quan trọng và có khả năng gây ra hậu quả tài chính nghiêm trọng cho những doanh nghiệp vi phạm.

Những doanh nghiệp xâm phạm quyền SHTT có thể bị kiện ra tòa và buộc phải bồi thường khoản phí rất lớn cho chủ sở hữu bản quyền. Hiểu biết về các loại quyền hiện hành và những quy định của pháp luật về bảo vệ SHTT sẽ là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp tránh khỏi trường hợp vô tình xâm phạm quyền SHTT của người khác. 

Các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ 

Nhận biết được các hình thức của quyền SHTT là bước đầu tiên để bảo đảm quyền SHTT. 

 

Dưới đây là một số hình thức bảo vệ quyền SHTT thường gặp, bao gồm: 

  • Bản quyền (Copyright): Bản quyền bảo vệ quyền của những tác phẩm nghệ thuật chính gốc thuộc các lĩnh vực văn học, điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc, bao gồm cả video và phần mềm máy tính.

  • Đăng ký nhãn hiệu (Trademark): Đăng ký nhãn hiệu bảo vệ các khía cạnh của xây dựng thương hiệu như từ ngữ, cụm từ và các biểu tượng đặc trưng cho nhận diện các mặt hàng, dịch vụ hay công ty.

  • Bằng sáng chế (Patent): Bằng sáng chế bảo vệ quyền lợi cho các phát minh trong một thời gian nhất định. Có 3 loại bằng sáng chế cho các phát hiện về tiện ích (utility), thiết kế (design), và giống cây (plant).

  • Bí mật thương mại (Trade secret): Bí mật thương mại bảo vệ thông tin về một bản chất bị sở hữu, bao gồm công thức, chương trình hay dữ liệu. Bí mật thương mại giúp đảm bảo ưu thế về kinh tế của một nhóm đối tượng khỏi áp lực cạnh tranh.

Không ai được tùy ý sử dụng những nội dung được bảo hộ dưới những hình thức này mà không có sự cho phép của chủ SHTT. 

Phòng tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một trong những lỗi vi phạm SHTT đắt giá nhất mà các nhà khởi nghiệp thường gặp phải chính là sử dụng từ ngữ họ không sở hữu bản quyền. Đặc biệt là khi công ty thuê nguồn bên ngoài để tạo nội dung cho, quyền sở hữu những nội dung này – bao gồm đồ họa, bài viết, mã code, website – thường không tự động nằm trong tay doanh nghiệp. Để sở hữu bản quyền cho những nội dung ấy, cần có quy định rõ ràng trong hợp đồng rằng người sáng tạo nội dung nhượng lại bản quyền tác phẩm cho công ty. 

Ví dụ, khi một người thiết kế website được thuê để lập website cho một công ty, nếu không có hợp đồng hoặc hợp đồng không đề cập đến chủ sở hữu nội dung trên web, tranh chấp về SHTT có thể xảy ra nếu tác giả website muốn sử dụng nội dung các file trên website cho mục đích khác. Việc đánh cắp SHTT cũng có khả năng xảy ra nếu bên doanh nghiệp không đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình. 

Không chỉ giới hạn ở các tác phẩm, vi phạm quyền SHTT còn có thể xảy ra trên con người. Một công ty có thể vi phạm SHTT nếu thuê một người đang nắm giữ những thông tin được bảo hộ về công việc trước đó của mình. 

 

Điều này nhằm tránh nhân viên mới của công ty này tiết lộ những bí mật thương mại của công ty cũ để làm lợi cho công ty mới. Để tránh vi phạm, các công ty sau khi tuyển dụng cần thông báo, thậm chí yêu cầu nhân viên cam kết trong hợp đồng sẽ không sử dụng bất kỳ tài sản trí tuệ nào của công ty cũ. 

 

Những hậu quả khi vi phạm SHTT

Những trường hợp không tuân thủ quyền SHTT có thể để lại hậu quả lớn cho doanh nghiệp, bao gồm thiệt hại về tài chính và danh tiếng. Thậm chí, những vụ vi phạm chưa được phát hiện có thể dẫn đến án hình sự và án tù cho đối tượng vi phạm. 

Dựa trên tính nghiêm trọng và nguồn gốc vi phạm, hình phạt có thể từ xử phạt hành chính, buộc ngưng vi phạm, yêu cầu nộp án phí cho hội đồng xét xử (với đối tượng vi phạm), tới quy tội nghiêm trọng và bỏ tù, đặc biệt với trường hợp cố ý vi phạm. Song, các trường hợp vô tình vi phạm vẫn có nguy cơ đối mặt với những thiệt hại kể trên. 

 

Những điều cần tránh để không vi phạm bản quyền

 

Nhận thấy cái giá khổng lồ phải trả của việc vi phạm bản quyền, Thẩm phán Robert Freund gợi ý các doanh nghiệp nhỏ trước khi đi vào hoạt động cần kiểm tra kĩ cơ sở dữ liệu của các cơ quan quy định sở hữu trí tuệ chính thức xem nội dung mình muốn dùng (tên nhãn hiệu, logo, thiết kế) đã được đăng ký tác quyền từ trước chưa. 

 

Freund cũng đưa ra một số lời khuyên giúp các doanh nghiệp tránh khỏi việc vô tình vi phạm bản quyền:

 

  1. Tự tạo nội dung hình ảnh, âm nhạc gốc cho quảng cáo: Các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn nhân lực nội bộ (in-house) hoặc freelancer để tạo ra các tư liệu marketing như đồ họa, nội dung, âm nhạc, v.v cho riêng mình. Cụ thể, khi thuê freelancer cần lưu ý đề cập trong hợp đồng rằng bản quyền của tác phẩm sẽ thuộc sở hữu hoàn toàn của công ty, tránh freelancer tự ý đăng ký bản quyền theo tên mình và kiện công ty vi phạm SHTT. 

  2. Có sự cho phép từ chủ sở hữu trí tuệ: Nếu muốn sử dụng một nội dung đã được đăng ký, doanh nghiệp cần có sự cho phép phù hợp và đồng thuận rõ ràng trên giấy tờ  từ chủ sở hữu nội dung. Không bao giờ tự ý sử dụng nội dung đã được bảo hộ SHTT trong trường hợp không được đồng thuận và cho phép.

  3. Sử  dụng nội dung miễn phí (royalty-free): Các phương tiện miễn phí (royalty-free) thường xuất hiện trên nền tảng online và không phải chịu ràng buộc như các dạng SHTT khác. Các nội dung này có thể được sử dụng rộng rãi mà không lo chịu trách nhiệm pháp lý, song vẫn nên dẫn nguồn tác giả khi sử dụng những nội dung này. 

Cuối cùng, nếu đang phân vân chưa chắc mình có đang vi phạm quyền SHTT hay không, quyết định khôn ngoan nhất chính là nhận tư vấn từ luật sư để đảm bảo. Sự liều lĩnh trong những vấn đề về SHTT thường đem lại kết quả không xứng đáng, khi chủ doanh nghiệp có nguy cơ gánh những hậu quả to lớn không chỉ về kinh doanh mà còn về mặt pháp lý.

Phạm Nhật

 

Có thể bạn quan tâm: vi phạm sở hữu trí tuệ
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh, pháp luật
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.