Siêu thị Hưng Thịnh – Vũ Phạm Hàm kinh doanh “hàng xách tay ở mức độ cho phép”!?

09/11/2018 9:45 (GMT+7)
Mặc dù được bày bán trên kệ nhưng nhiều sản phẩm tại siêu thị Hưng Thịnh (số 21 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) lại không có tem nhãn và tem nhãn phụ tiếng Việt với các sản phẩm từ nước ngoài, gây cho người tiêu dùng nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ.

Tiếp tục các vấn đề nổi cộm trên thị trường hiện nay về các mặt hàng trốn thuế được công khai bày bán tràn lan, thời gian qua báo Người tiêu dùng nhận nhiều phản ánh một số cơ sở có dấu hiệu vi phạm về hành vi trên.

Cụ thể, nhiều mặt hàng tại điểm siêu thị Hưng Thịnh nằm tại số 21 phố Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội đang có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.

Tại thời điểm có mặt tại siêu thị, quá trình tìm hiểu hàng hóa, nhiều mặt hàng hóa mỹ phẩm, bánh kẹo, hoa quả, thực phẩm sống như thịt gà, thịt lợn mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Với các mặt hàng hóa mỹ phẩm, bánh kẹo… mặc dù trên bao bì sản phẩm có chữ nước ngoài nhưng không hề có tem, nhãn phụ tiếng Việt để người tiêu dùng nhận biết các thông tin về sản phẩm.

Trên bao bì sản phẩm hộp bánh không có tem phụ tiếng Việt.

Đối với một số mặt hàng hoa quả nhập khẩu, trên bao bì chỉ có tem mang tên của siêu thị, không có tem phụ tiếng Việt. Đặc biệt, đối với mặt hàng thịt gà tại Hưng Thịnh Mart, mặc dù có đóng khay bọc túi ni lông nhưng chỉ có chiếc tem viết tay về khối lượng và giá tiền, hoàn toàn không có ngày đóng gói, hạn sử dụng và nguồn gốc.

Trước thực trạng này, PV đã đến siêu thị Hưng Thịnh để làm việc và được giới thiệu đến giám đốc siêu thị tên Tính. Tuy nhiên, sau khi cung cấp các giấy tờ liên quan và nội dung câu hỏi để xác minh sự việc, PV bị từ chối làm việc. Người này chỉ trao đổi qua điện thoại với vỏn vẹn một ít thông tin: “Hàng xách tay anh nhờ người quen lấy, xuất xứ từ đấy thôi nên không có tem… Anh cũng biết là bên quản lý thị trường người ta bảo, nếu mình bán có mức độ cho phép thì người ta cũng châm trước…”

Khay thịt gà chỉ có tem ghi tay khối lượng và giá tiền?

Trước câu trả lời của đại diện siêu thị, dường như, các thông tin cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tem nhãn đang không được hiểu chính xác.

Thế nào là bán hàng xách tay ở mức độ cho phép, có con số cụ thể nào hay không và việc bán hàng xách tay có vi phạm quy định pháp luật?

Theo quy định hiện hành, bán hàng xách tay là một hình thức kinh doanh hợp pháp và không trái pháp luật khi hàng hóa kinh doanh có đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định. Song, trong trường hợp không đủ điều kiện thì hình thức kinh doanh này sẽ vi phạm pháp luật.

Hoa quả được giới thiệu nhập khẩu nhưng chỉ có tem ghi tên siêu thị.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/ NĐ-CP, bán hàng xách tay vi phạm pháp luật nếu:

- Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Cũng theo quy định tại Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP: những hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu với mức giá trị hàng hóa từ dưới 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng sẽ bị xử phạt hành chính bằng các biện pháp: cảnh cáo hoặc phạt tiền và các hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện vận tải đối với trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Như vậy, trước thực trạng trên, trách nhiệm của cơ quan chức năng sẽ như thế nào nếu không phải chỉ một mà nhiều cơ sở khác như Hưng Thịnh cũng kinh doanh hàng xách tay “ở mức độ cho phép”? Báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan quản lý thị trường để làm rõ vấn đề và thông tin đến bạn đọc trong bài viết kỳ sau.

 Theo Người Tiêu Dùng

Có thể bạn quan tâm: siêu thị hàng kém chất lượng
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hàng thật, hàng giả
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.