Quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát thời gian tới cần thận trọng, linh hoạt và chủ động

19/05/2023 11:05 (GMT+7)
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2023 giảm 0,34% so với tháng trước, tăng 0,39% so với tháng 12/2022, tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,9% so với cùng kỳ. So với tháng trước, CPI tháng 4/2022 khu vực thành thị giảm 0,41%; khu vực nông thôn giảm 0,27%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước; 4 nhóm hàng tăng giá. 

Ảnh minh họa

Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao, công tác quản lý, điều hành giá cần phải thận trọng để kiềm chế mức tăng CPI bình quân ngay từ những tháng đầu năm. 

Một số nguyên nhân góp phần làm giảm áp lực lên CPI trong tháng 4/2023 là: (1) Chỉ số nhóm Giáo dục giảm 1,30% trong đó dịch vụ giáo dục giảm 1,49%, nguyên nhân chủ yếu do một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí; (2) Nhóm nhà ở vật liệu xây dựng giảm 0,83% chủ yếu do giá gas trong nước tháng 4/2023 giảm theo giá thế giới; (3)Nhóm văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,45% do một số công ty du lịch giảm giá để kích cầu, thời tiết thuận lợi khiến giá hoa tươi, cây cảnh giảm; (4) Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,38% nguyên nhân do giá thực phẩm giảm 0,71% do nguồn cung dồi dào.

Các nguyên nhân làm tăng áp lực lên CPI tháng 4/2023: (1) Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,43% do giá xăng dầu trong nước tăng 1,09% từ các đợt điều chỉnh giá vào ngày 03/4, 11/4 và 21/4và tác động làm giá vận tải hành khách tăng 0,09%-1,3%; (2) Nhóm gàng hóa dịch vụ khác tăng 0,35% chủ yếu tập trung ở mặt hàng đồ cá nhân và dịch vụ hiếu hỉ. (4) Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,12% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng; (5) Nhóm có chỉ số giá tăng thấp là Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã có chỉ đạo cụ thể về công tác điều hành giá năm 2023 tại Thông báo số 04/VPCP-KTTH ngày 05/1/2023, Thông báo số 118/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá Quý I năm 2023 theo đó đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát lạm phát, điều hành giá thận trọng trong các tháng đầu năm để tạo dư địa cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm. Căn cứ diễn biến giá cả thị trường 4 tháng đầu năm và các dự báo cho năm 2023 cho thấy vẫn có nhiều áp lực cho việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2023. Do vậy, từ tháng 4 và quý II là thời điểm cần tập trung kiểm soát lạm phát để tạo dư địa điều hành cho nửa cuối năm. 

Căn cứ diễn biến giá cả thị trường 4 tháng đầu năm và các dự báo cho năm 2023 cho thấy tuy dự địa kiểm soát lạm phát đã tăng hơn nhưng vẫn có nhiều áp lực cho việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2023. Do vậy, theo Bộ Tài chính, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát trong tháng 5 và 8 tháng còn lại của năm 2023 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, triển khai các giải pháp theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/01/2023 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái- Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã giao tại Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 5/1/2023 và tại Thông báo số 118/TB-VPCP ngày 10/4/2023 của Văn phòng Chính phủ. Cụ thể:
- Theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới các chính sách của các quốc gia lớn, tác động đến Việt Nam kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân; chủ động phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước và thế giới để có biện pháp phù hợp, kịp thời trong sản xuất, kinh doanh.
- Điều hành chính sách tiền tệ, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; có
công cụ, chính sách, giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm không làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện chính sách tiền tệ của các nước thay đổi nhanh, tác động đến tỷ giá; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý; đẩy mạnh công khai thông tin về giá; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá khi hàng hóa có biến động bất thường.
- Chú trọng công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời,
minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát./. 

Như Hồng 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hàng hóa và thương hiệu
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.