“Thương hiệu quốc gia 2020” mở đầu một thập niên mới

19/01/2021 14:00 (GMT+7)
Chương trình Thương hiệu gia là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam, được Bộ Công thương chủ trì thực hiện nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua các thương hiệu sản phẩm.

Năm 2020 mở đầu một thập niên mới của chương trình Thương hiệu quốc gia

Các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia phải đạt các tiêu chí khắt khe về chất lượng, đổi mới sáng tạo và năng lực tiên phong

Các hồ sơ đăng ký tham gia được đánh giá, thẩm định theo 3 tiêu chí: Chất lượng; Đổi mới, sáng tạo và Năng lực tiên phong. Quy trình tuyển chọn được tiến hành rất nghiêm khắc và minh bạch. Những đánh giá không chỉ dựa trên các cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà phải là điển hình về thực hiện trách nhiệm xã hội một cách bài bản.

Năm 2020 là kỳ xét chọn lần thứ 7 của Thương hiệu quốc gia, thu hút hơn 1000 doanh nghiệp tham gia trên cả nước, trong đó 124 thương hiệu xuất sắc đạt giải thưởng (tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2018).

124 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia 2020 (giai đoạn 2020 - 2022)

Đặc biệt, Chương trình “thương hiệu quốc gia năm 2020” giai đoạn 2020 - 2022 là năm đầu tiên của Chương trình Thương hiệu quốc gia thực hiện những nội dung mới theo quyết định số 1320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2020-2030.

Trong mười năm tiếp theo, chương trình sẽ tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của thương hiệu sản phẩm nhằm thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tăng năng suất, cải tiến chất lượng để trở thành thành Thương hiệu quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới như hiện nay, việc đạt Thương hiệu quốc gia sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước.

Khóa Việt-Tiệp vinh dự là doanh nghiệp khóa đầu tiên và duy nhất đạt Thương hiệu quốc gia

Khoá Việt-Tiệp được thành lập vào năm 1974, bao gồm các sản phẩm dạng về mẫu mã, chủng loại và chất liệu, phù hợp đầy đủ những nhu cầu, mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Trong đó, yếu tố bền, đẹp được người tiêu dùng đánh giá cao trong thời gian qua. Ngoài ra, độ chính xác cũng như tiêu chuẩn của sản phẩm luôn được chú trọng nâng cao. Bên cạnh việc cung cấp và sản xuất trong nước, Khóa Việt-Tiệp còn xuất khẩu sang các thị trường như Lào, Campuchia, Thái Lan...

Khóa Việt-Tiệp vinh dự là doanh nghiệp khóa đầu tiên và duy nhất đạt Thương hiệu quốc gia

 

Đây là cột mốc quan trọng ghi nhận sự nỗ lực không ngừng của Khóa Việt-Tiệp trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm – dịch vụ, cũng như những đóng góp tích cực của Khóa Việt-Tiệp  cộng đồng trong suốt 46 năm hình thành và phát triển.

Giải thưởng Thương hiệu quốc gia 2020 sẽ là bước đệm giúp Khoá Việt-Tiệp khẳng định vị thế là nhà sản xuất khóa hàng đầu Việt Nam, đẩy mạnh sản xuất đến các thị trường nước ngoài nhằm quảng bá sản phẩm trong nước đến các bạn bè quốc tế.

Xác định hướng hoạt động trong tương lai, Khóa Việt-Tiệp sẽ tiếp tục cải tiến máy móc kỹ thuật, cập nhật khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất, đẩy mạnh dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Công ty đã và đang từng bước xây dựng môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp bằng cách quan tâm đến nhân viên thông qua việc không ngừng chia sẻ tầm nhìn, niềm tin và luôn luôn lắng nghe ý kiến của mỗi cá nhân.

Hồng Như

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hàng hóa và thương hiệu
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.